Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 2.1: VĂN BẢN VỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI THƯƠNG VỢ
I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC
- Chủ đề Giá trị của văn chương bao gồm các văn bản nghị luận và thơ.
- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ điểm, đọc mở rộng theo thể loại:
Tên văn bản | Thể loại |
Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”. | VB nghị luận |
Ý nghĩa văn chương. | VB nghị luận |
Thơ ca. | Thơ |
Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”. | VB nghị luận |
II. TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong VB nghị luận:
Cách trình bày vấn đề | Đặc điểm | Tác dụng |
Khách quan | Chỉ đưa thông tin, nêu ra các bằng chứng khách quan. | Tạo cơ sở vững chắc, đảm bảo tính chính xác, đúng đắn cho các lập luận. |
Chủ quan | Đưa ra ý kiến, đánh giá chủ quan, thể hiện rõ tình cảm, quan điểm của người viết. | Tác động đến cảm xúc của người đọc, khơi gợi sự đồng cảm, mối quan tâm của người đọc về những vấn đề được bàn luận. |
Kết hợp cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan sẽ giúp: tạo nên sức thuyết phục của VB nghị luận. |
2. Phân tích ví dụ:
STT | Ngữ liệu | Bằng chứng khách quan | Ý kiến, đánh giá chủ quan | Lí giải |
1 | Ma-la-la Diu-sa-phdai (Malala Yousafzai) đã được trao giải Nô-ben (Nobel) Hoà bình năm 17 tuổi. | X | Sự việc xảy ra trong thực tế, có thể kiểm chứng. | |
2 | Điện thoại thông minh mang đến những tiện ích, giúp việc liên lạc thuận tiện hơn. | X | Những tiện ích điện thoại thông minh mang đến có thể kiểm chứng trong thực tế. | |
3 | Dự đoán trong mười năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ chiếm lĩnh thị trường lao động. | X | Dự đoán tương lai, không có cơ sở kiêm chứng trong thực tế. | |
4 | Tôi cho rằng hiện nay các bạn trẻ đang thiếu định hướng trong việc chọn nghề. | X | Phán đoán chủ quan của người viết (“Tôi cho rằng"). |
III. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
- Cách đọc: kết hợp hiểu biết của bản thân với căn cứ trong VB để đưa ra những điều không thể hiện tường minh trong VB.
- Câu hỏi trong hộp chỉ dẫn:
Câu trả lời của tôi |
- Từ ngữ: + “người chồng thì miệt mài đèn sách”. + “thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này”. + “cuộc đời phiền tạp”... - Câu văn: + “Khi mà đô thị hoá đã làm ra cái cảnh “phố nữa làng” ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt”. + “Mà đó là cuộc bươn chải không có kết thúc”. + “Bươn chải đã thành số phận của bà”. |
Nhấn mạnh sự độc đáo trong bài thơ Thương vợ: + hình ảnh người vợ hoàn toàn nhẫn nại, không chút kêu than. + Tiếng lòng trầm uất của người chồng yêu thương vợ. |
2. Tác giả và xuất xứ văn bản
a. Tác giả
- Chu Văn Sơn (1962 - 2019): nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà văn.
- Ông có nhiều tác phẩm đặc sắc trên cả hai lĩnh vực phê bình và sáng tác văn học.
- Tác phẩm tiêu biểu: Thơ, điệu hồn và cấu trúc; Ba đỉnh cao Thơ mới (tiểu luận, phê bình văn học); Tự tình cùng Cái Đẹp (tuỳ bút, tản văn).
b. Xuất xứ văn bản
- Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ” thuộc thể loại: văn bản nghị luận in trong Tác phẩm văn học trong nhà trường – những vấn đề trao đổi, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.
IV. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
1. Tìm hiểu cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan trong đoạn đầu
Cách trình bày khách quan | Cách trình bày chủ quan |
Thể hiện qua các thông tin, bằng chứng khách quan: - Đặc điểm gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo (Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo...) - Đặc điểm bối cảnh xã hội Tây Tàu nhộn nhạo và ảnh hưởng của bối cảnh xã hội ấy đến gia đình (nền tảng của kiểu gia đình ấy đã đến hồi lung lay khi bước vào buổi Tây Tàu nhộn nhạo này... khi mà đô thị hoả đã làm ra cái cảnh “phố nửa làng” ở đất Vị Xuyên này...) - Đặc điểm cuộc đời bà Tú: bươn chải để đợi chồng thành đạt. | Thể hiện qua các từ ngữ, câu văn, hình ảnh cho thấy tình cảm, đánh giá chủ quan: + Về bối cảnh xã hội và ảnh hưởng của nó đến gia đình bà Tú: “thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo”, “không còn đâu cảnh thơ mộng”, “không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất vả mà êm đềm thanh thản”. => Thể hiện thái độ không đồng tỉnh đối với những nhộn nhạo, đảo lộn giá trị của bối cảnh xã hội đương thời. - Về hình tượng bà Tú: “bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp”, “bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt”, “bươn chải đã thành số phận của bà”. => Thể hiện tình cảm xót thương, trân trọng đối với bà Tú. |
2. Tìm hiểu luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản
a. Mối quan hệ luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản
- PHT số 3 và sơ đồ.
b. Lí lẽ, bằng chứng ấn tượng nhất
- HS dựa vào PHT số 3 và cảm nhận của bản thân để trả lời.
- Ví dụ: Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng 1: Nền tảng gia đình và thời buổi Tây Tàu buộc bà Tú phải bươn chải, “Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng” nhất bởi nó cung cấp thêm những thông tin về hoàn cảnh lịch sử- yếu tố khách quan đẩy bà Tú vào hoàn cảnh vất vả và khó khăn.
c. Hai câu đề bài thơ Thương vợ
- Tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ “Thương vợ” là “cặp câu hay nhất bài thơ” xét trên phương diện đặc sắc nghệ thuật và sự khái quát về nội dung (đặt trong cấu trúc VB).
- HS nhận xét hai câu đề dựa trên ấn tượng, cảm nhận chủ quan, tự do bày tỏ ý kiến (đồng tình hoặc không đồng tình), tránh trường hợp các em cho rằng ý kiến của tác giả là ý kiến của chuyên vì vậy đương nhiên phải đồng tình.
3. Tổng kết
a. Nội dung
Văn bản “Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ” của tác giả Chu Văn Sơn là bài viết nghị luận phân tích rất sâu sắc và giàu sức thuyết phục về hình tượng bà Tú. Tác giả bài viết đã tập trung khắc họa hình tượng bà Tú trên các phương diện như: Hoàn cảnh gia đình; Bà Tú trong mối quan hệ với xã hội và Bà Tú trong mối quan hệ với cộng đồng.
=> Thông qua những khía cạnh ấy, hình tượng bà Tú hiện lên chân thực là một người phụ nữ tảo tần, tháo vát, chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con và hết lòng hi sinh vì gia đình dù cuộc đời mình vất vả, lênh đênh.
b. Nghệ thuật
Lập luận sắc bén, dẫn chững, lí lẽ cụ thể, logic, giàu sức thuyết phục.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)