Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Ôn tập

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Ôn tập sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 1.9. ÔN TẬP

I. ÔN TẬP VĂN BẢN ĐỌC

1. Kết cấu của một bài thơ

- Biểu hiện:

+ (1) Sự chọn lựa thể thơ.

+ (2) Sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định (bố cục).

+ (3) Sự triển khai mạch cảm xúc.

+ (4) Sự phối hợp của vần, nhịp, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ,...

- Ngôn ngữ: 

+ Hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối,... 

+ Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn qua âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ. 

=> Những đặc điểm trên khiến cho bài thơ dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ.

II. ÔN TẬP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1. Câu có sử dụng biện pháp chơi chữ

Câu có sử dụng biện pháp chơi chữ: "Hổ mang bò trên núi".

=> Có hai cách hiểu khác nhau.

+ Cách hiểu thứ nhất “hổ mang” là tên của một loài rắn, “bò” có nghĩa là “trườn”, con rắn hổ mang đang trườn trên núi.

+ Cách hiểu thứ hai, “hổ” và “bò” là tên của hai loại động vật, “mang” là động từ cùng nghĩa với từ “đem”, con hổ đem con bò trên núi.

Như vậy, câu trên tùy theo cách hiểu lại có sự thay đổi về từ loại khác nhau, điều này xuất phát từ việc sử dụng từ đồng âm, tạo nên sự thú vị hơn cho câu nói.

2. Sự hài hòa về âm thanh trong hai dòng thơ

Trong hai dòng thơ đã cho, chúng ta thấy có sự lặp lại các âm tiết có vần “an” (Lan – tan – tràn), vần “ương” (đường – dương – sương), vẫn “ăng” (trắng – nắng); sự lặp lại các thanh bằng (Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan / Đường bạch dương sương trắng nắng tràn). 

=> Tất cả những yếu tố này đã làm nên sự hài hoà về âm thanh, làm nên nhạc tính cho đoạn thơ.

III. ÔN TẬP KIẾN THỨC PHẦN VIẾT.

1. Trải nghiệm thú vị nhất của em khi làm một bài thơ tám chữ

- HS trả lời theo cảm nhận và trải nghiệm cá nhân: khi làm thơ tám chữ em gặp những khó khăn gì? Điều gì khiến em hứng thú nhất? Em tìm kiếm nguồn cảm hứng từ đâu? Em có ý định sẽ tiếp tục sáng tác thêm những bài thơ tám chữ không?

2. Đặc điểm về nội dung và hình thức của đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

- Về nội dung: Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tám chữ.

- Về hình thức: 

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về một hoặc vài nét đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ về những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. 

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

IV. Ôn tập kĩ năng thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống

- Lưu ý:

+ Nội dung trên thẻ: thông tin ngắn gọn, hữu ích, thiết thực, có thể vận dụng vào thực tế.

+ Hình thức: đẹp, màu sắc hài hòa, phân biệt rõ những điều nên làm và nên trắng bằng màu sắc, hình ảnh…

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Ôn tập

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay