Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Bếp lửa (Bằng Việt)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Bếp lửa (Bằng Việt) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 1.2. VĂN BẢN BẾP LỬA
- Đọc văn bản
- Tác giả
- Tiểu sử
- Tên: Bằng Việt khai sinh là Nguyễn Việt Bằng.
- Năm sinh: 15/6/1941.
- Quê quán: Xã Chàng Sơn – huyện Thạch Thất – Hà Nội.
- Ông làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
- Hiện ông là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học và nghệ thuật Hà Nội.
- Tác phẩm tiêu biểu
Một số tập thơ tiêu biểu của ông bao gồm có: Hương cây – Bếp lửa (1968 in chung với Lưu Quang Vũ); Đất sau mưa (1977), Bếp lửa – khoảng trời (1986)…
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
+ Bài thơ được sáng tác năm 1936, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.
+ Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – bếp lửa năm 1986 tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
b. Bố cục bài thơ
- Bài thơ được chia thành 4 phần:
+ Phần 1: Khổ đầu: Hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc.
+ Phần 2: 4 khổ tiếp theo: Những kỉ niệm thơ ấu bên người bà và bếp lửa.
+ Phần 3: 2 khổ tiếp: Suy ngẫm của cháu về bà và bếp lửa.
+ Phần 4: Khổ cuối: Niềm thương nhớ của người cháu.
c. Cảm hứng chủ đạo và chủ đề tác phẩm
+ Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: Là tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình thiêng liêng gắn liền với hình ảnh bếp lửa một thời thơ ấu.
+ Chủ đề tác phẩm: Thể hiện sự thương yêu kính trọng vô bờ của người cháu dành cho bà mình cũng như tình cảm yêu quê hương da diết.
- Suy ngẫm và phản hồi
- Mạch cảm xúc trong bài.
- Là tình yêu quê hương tha thiết của người con xa xứ gắn liền với hình ảnh người bà tần tảo, hình ảnh bếp lửa ấm iu nồng đượm. Hình ảnh “bếp lửa” xuyên suốt tác phẩm là sợi dây kết nối hiện tại – quá khứ - hiện tại. Chủ thể trữ tình nhớ về một tuổi thơ thiếu thốn vất vả nhưng đong đầy tình cảm bà cháu.
- Hình ảnh bếp lửa – xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ.
- Hình ảnh bếp lửa có thể coi là một trong những cảm xúc chủ đạo xuyên suốt tác phẩm khơi gợi nguồn cảm xúc hồi tưởng về bà của đứa cháu xa quê.
- Hình ảnh “một bếp lửa” xuất hiện “chờn vờn”, “ấp iu”…. Vừa có sức gợi hình lại vừa có sức gợi cảm mạnh mẽ đánh mạnh vào liên tưởng của người đọc.
- Ở một miền đất xa lạ đứa cháu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ mà nhớ nhất đó là hình ảnh bếp lửa với người bà kính yêu của mình. Để rồi tác giả thốt lên rằng “Cháu thương bà…”. Hình ảnh bếp lửa “lớn” cùng cháu theo từng năm tháng tuổi thơ theo từng dòng kí ức chảy trôi theo từng khổ thơ. Đó là hình ảnh lúc cháu còn nhỏ, khi chỉ 4 tuổi rồi đến khi cháu đã đủ hiểu biết nhận ra những đắng cay của cuộc đời bà, và khi cháu trưởng thành để bước ra một “thế giới” mới.
- Hình ảnh bếp lửa chính là một phần không thể thiếu trong tuổi thơ cũng như trong cuộc đời của đứa cháu. Vượt lên cả không gian khoảng cách địa lí, thời gian để nhớ về tuổi thơ tuyệt đẹp của mình và hình ảnh người bà tần tảo.
- Bếp lửa không chỉ xuất hiện ở khổ đầu để khơi nguồn cảm xúc của chủ thể trữ tình mà xuất hiện rất nhiều lần trong bài (12 lần), hàm chứa nhiều cảm xúc mãnh liệt. Đó là những hồi tưởng về tình bà cháu đồng thời cũng là những suy ngẫm của chủ thể trữ tình đối với người bà kính yêu của mình.
- Ở khổ thơ thứ 4 thay vì nói về hình ảnh bếp lửa, tác giả lại nhắc đến “ngọn lửa” nhưng lại mang một ý nghĩa khái quát cao. Ngọn lửa mang tính biểu tượng sâu sắc: đó là ngọn lửa thắp sáng và duy trì niềm tin tình yêu thương to lớn của bà, đồng thời cũng là ngọn lửa tiếp nối của tình yêu thương từ bà sang cháu và cho thế hệ mai sau.
- Hình ảnh bếp lửa với hình ảnh người bà có mối quan hệ mật thiết với nhau là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.
- Kết cấu bài thơ cũng như hiệu quả của các yếu tố nghệ thuật sử dụng trong văn bản.
- Yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong bài thơ Bếp lửa.
- Bài thơ là sự kết hợp độc đáo giữa các yếu tố nghệ thuật như: biểu cả, miêu tả, tự sự:
+ Đó là dòng hồi tưởng của người cháu về tuổi thơ có cháu và bà:
- Năm 4 tuổi cháu đã ở cùng bà. Tám năm cùng bà khi cha mẹ bận công tác. Bà dạy cháu làm, chăm cháu học kể chuyện cho cháu nghe, bà dạy cháu nên người…..
- Năm giặc đốt làng, bà vẫn vững lòng dặn cháu không được để bố mẹ biết để bố mẹ yên tâm công tác.
+ Đó là hình ảnh miêu tả bếp lửa vô cùng chân thực và chi tiết:
- Bếp lửa chờn vờn sương sớm.
- Hình ảnh khói hun nhèm mắt cháu.
- Hình ảnh ngôi làng cháy tàn cháy rụi
- Hình ảnh người bà tảo tần sớm hôm nuôi nấng đứa cháu nhỏ.
+ Xen vào đó là những tình cảm sâu đậm mà đứa cháu dành cho người bà kính yêu của mình:
- Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.
- Cháu thương bà biết nắng mưa.
- ….
- Việc đan cài các yếu tố tự sự, biểu cảm và miêu tả vào trong bài thơ khiến tác giả có thể khắc họa một tuổi thơ êm đềm và đầy rẫy kỉ niệm bên bà. Qua đó cũng thể hiện tình yêu thương sự quý trọng của mình dành cho người bà. Đó chính là động lực thúc đẩy cháu vượt qua mọi biến cố khó khăn của cuộc đời. Tình cảm của cháu dành cho bà cũng chính là tình cảm yêu quê hương, yêu đất nước tha thiết.
- Kết cấu bài thơ
Bài thơ có kết cấu chặt chẽ và sinh động cả về nội dung lẫn hình thức tạo nên một sự toàn vẹn để khắc họa tư tưởng chủ đề tác phẩm.
- Tổ chức tác phẩm
+ Nhà thơ Bằng Việt đã sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ 7 chữ, 8 chữ và 9 chữ để góp phần thể hiện dụng ý của tác giả: Đó là những tháng ngày sống bên bà tuy thiếu thốn nhưng chan chứa tình yêu thương; đó là khung cảnh tàn rụi của ngôi làng bị giặc đốt và xen với đó là tình cảm da diết nặng lòng với bà khi đã trưởng thành bôn ba nơi đất khách.
+ Bố cục bài thơ triển khai theo mạch cảm xúc của người cháu về tuổi thơ gắn liền với hình ảnh bếp lửa và người bà kính yêu của mình: Từ hiện thực – quá khứ - hiện tại…. Không gian thời gian có sự thay đổi song xuyên suốt bài thơ chính là hình ảnh “bếp lửa” và người bà tần tảo.
+ Nhà thơ Bằng Việt đã sử dụng rất nhịp nhàng các biện pháp tu từ nghệ thuật như: sử dụng nhiều từ láy có tính gợi cảm, gợi tả cao “chờn vờn”, “ấp iu”, “tha thiết”, “lầm lũi”, “dai dẳng”…. Biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc “Một ngọn lửa….”; “nhóm….”; “một bếp lửa…”, hình ảnh “bếp lửa” lặp lại 12 lần trong toàn bộ bài thơ, kết hợp cùng với ngôn từ ngắn gọn, bình dị, hàm súc đã góp phần tích cực trong việc thể hiện chủ đề cũng như mạch cảm xúc của bài thơ.
- Thế giới nội tâm của tác giả không chỉ thể hiện bằng ý nghĩa ngôn từ mà còn thể hiện sống động qua âm thanh nhịp điệu cũng như hình ảnh ẩn dụ, biện pháp tu từ nghệ thuật. Không chỉ miêu tả tình cảm chân thành, tha thiết của chủ thể trữ tình dành cho người bà kính yêu của mình mà từ đó còn tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu vào tâm trí của họ.
- TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Bếp lửa được coi là dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành về những kỉ đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó bộc lộ tình cảm sâu nặng với quê hương, gia đình và đất nước.
- Bài thơ thể hiện một triết lí sâu sắc những điều thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng nâng bước con người trong suốt hành trình của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ tình yêu với cha mẹ với những gì thân thuộc và gần gũi nhất.
2. Nghệ thuật
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố biểu cảm, tự sự và bình luận
- Thể thơ tám chữ kết hợp 7 và 9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà
- Giọng điệu tâm tình tha thiết tự nhiên nhưng chân thành.
- Sự sáng tạo đặc biệt giữa hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang tính biểu tượng.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Bếp lửa (Bằng Việt)