Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 5: Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
VĂN BẢN 2: THÚY KIỀU BÁO ÂN, BÁO OÁN
I. TÁC GIẢ VÀ XUẤT XỨ VĂN BẢN
1. Tác giả
- Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
- Cuộc đời Nguyễn Du gắn với một thời đại lịch sử đầy biến động nên trải nhiều thăng trầm. Ông không chỉ có vốn tri thức uyên bác, vốn sống phong phú, am hiểu sâu sắc về con người mà còn có trái tim mang nặng nỗi thương đời.
- Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương quý giá, gồm có: ba tập thơ chữ Hán và một số tác phẩm chữ Nôm.
- Nguyễn Du được suy tôn là đại thi hào của dân tộc. Năm 2013, ông được UNESCO ra nghị quyết vinh danh và kỉ niệm 250 năm ngày sinh của ông.
b. Tác phẩm Truyện Kiều
- Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du và của nền văn học dân tộc. Nguyễn Du đã sử dụng cốt truyện từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) để sáng tạo nên một tác phẩm mới.
- Ông đã sáng tác Truyện Kiều bằng ngôn ngữ, thể loại văn học của dân tộc; với cảm hứng trước “những điều trông thấy” và ngòi bút của một thiên tài.
- Truyện Kiều có giá trị nhân đạo lớn lao và giá trị hiện thực sâu sắc.
c. Đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán
- Được trích từ dòng thơ 2315 đến dòng thơ 2396 trong Truyện Kiều thuộc giai đoạn tai biến (lưu lạc) của cốt truyện.
II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
1. Tìm hiểu bố cục, chủ đề của văn bản
- Các sự kiện chính:
Các sự kiện chính được kể | Nhân vật xuất hiện gắn liền với sự kiện |
Từ Hải mở “trướng hùm” và trao toàn quyền báo ân, báo oán cho Kiều. | Từ Hải, Thuý Kiều. |
Kiểu báo ân Thúc Sinh và một số người khác (phần này đã bị lược bớt: từ câu 2339 đến câu 2354). | Thuý Kiều, Thúc Sinh; phần bị lược bớt có sự xuất hiện của mụ già (bà quản gia nhà họ Hoạn) và sư trưởng (Giác Duyên). |
Kiều báo oán Hoạn Thư và những kẻ khác. | Thuý Kiều, Hoạn Thư, Bạc Hạnh, Bạc Bà, Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh… |
- Bố cục:
+ 10 dòng thơ đầu: Từ Hải mở “trướng hùm” và trao toàn quyền báo ân, báo oán cho Kiều.
+ 14 dòng thơ tiếp theo: Thuý Kiều báo ân.
+ 34 dòng thơ tiếp theo: Thuý Kiều báo oán.
+ Phần còn lại: Lời bình của người kể chuyện.
=> VB kể về việc Kiều dưới sự trợ giúp của Từ Hải đã thực hiện việc báo ân người đã giúp đỡ nàng, đồng thời trừng trị, răn đe những kẻ bất nhân, tàn ác.
- Chủ đề: Hành động báo ân, báo oán nhân danh công lí, ân nghĩa của Thuý Kiều và Từ Hải.
2. Nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Thúy Kiều báo
Kiều là một cô gái thấu hiểu đạo lí nhân nghĩa ở đời (báo ân rồi sẽ trả thù); trọng ân nghĩa, vị tha, xử sự tế nhị, khéo léo trong mối quan hệ với Thúc Sinh; bao dung, độ lượng, có phần thấu hiểu với cảnh ngộ của người khác trong mối quan hệ với Hoạn Thư; mạnh mẽ, quyết liệt đòi lại sự công bằng cho bản thân, không khoan nhượng với cái ác trong mối quan hệ với bọn “buôn thịt bán người",....
3. Nhân vật Hoạn Thư, Từ Hải
a. Nhân vật Hoạn Thư
- Hoạn Thư rất khôn ngoan, tinh quái, thấu hiểu tâm lí đối phương.
- Hoạn Thư lúc đầu có tỏ ra sợ hãi nhưng vẫn kịp bình tĩnh, “liệu điều kêu ca”, biết dùng quy luật tâm lí thông thường của phụ nữ để đánh vào lòng thương cảm của Kiều, biết rõ Kiều là người trọng nghĩa, khéo léo thoả mãn lòng tự trọng của Kiều, thừa nhận toàn bộ lỗi lầm của bản thân nên đã chuyển hoá được sự thù hận trong lòng Kiều thành sự cảm thông và cuối cùng là được tha bổng.
- Vai trò của nhân vật Hoạn Thư trong việc thể hiện chân dung nhân vật Thuý Kiều:
+ Góp phần thể hiện tấm lòng nhân hậu, bao dung, vị tha của Kiều.
+ Cho thấy Kiều là người rất thấu hiểu lẽ đời, có lòng trọng nghĩa,...
b. Nhân vật Từ Hải
+ Từ Hải đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán; lần đầu tiên đem đến cho Kiều một vị trí cao quý, trang trọng và đặc biệt là có đầy đủ quyền uy để đòi lại công bằng cho bản thân – một người đã chịu quá nhiều đau khổ, áp bức, bất hạnh.
+ Niềm tin tưởng tuyệt đối của Từ Hải dành cho Thuý Kiều cho thấy chàng rất hiểu Kiều, sớm nhận ra Kiều là một người rất thông minh, sáng suốt và có thể thực hiện việc “báo ân, trả thù” một cách thật phân minh.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Qua sự kiện Thúy Kiều báo ân, báo oán, tác giả Nguyễn Du đã đòi lại cho Thúy Kiều danh dự từ những kẻ đã gây ra oan trái, khổ đau cho nàng, khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật này và cũng khẳng định ước mơ, khát vọng của con người về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Trong đoạn trích, các nhân vật đã được khắc hoạ ở cả hai phương diện “con người bên ngoài” (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động).
+ Đặc biệt, tác giả đã kết hợp nhiều phương tiện nghệ thuật để khắc hoạ nhân vật.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:
+ Đoạn trích cho thấy đóng góp to lớn của Nguyễn Du đối với sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc. Nhà thơ đã phát huy được sự phong phú, kì diệu của tiếng Việt.
+ Đồng thời sử dụng một cách sáng tạo các yếu tố ngôn ngữ vay mượn để làm giàu cho tiếng mẹ đẻ. Hệ thống từ Hán Việt được sử dụng theo xu hướng Việt hoá, kết hợp một cách nhuần nhuyễn với các từ thuần Việt.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du)