Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 9: Tình yêu và thù hận
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Tình yêu và thù hận sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 9: NHỮNG BÀI HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM ĐAU THƯƠNG
VĂN BẢN 2: TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
- Cách đọc: Khi đọc, HS cần chú ý ngữ điệu phù hợp với cảm xúc của nhân vật (tha thiết, giằng xé, khổ đau…).
- Thẻ chiến lược đọc:
Chiến lược đọc | Nội dung |
Tưởng tượng: Qua các chỉ dẫn sân khấu và lời thoại của nhân vật, em hình dung cuộc gặp gỡ giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào? | - Thời gian: Ban đêm. - Không gian: Vắng vẻ. |
Suy luận: Vì sao cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều ái ngại về cái tên gắn với dòng họ của mình, thậm chí muốn khước từ nó? | Vì hai dòng họ của hai nhân vật có mối thù ghét nhau, chính họ đó sẽ khiến cả hai không thể đến được với nhau. |
Suy luận: Trong các lời thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét ở phần này, “họ” là ai? | “Họ” là dòng họ, gia tộc hai bên. |
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 - 1616) là nhà viết kịch kiệt xuất ở Anh thời đại Phục hưng.
- Sáng tác của ông thấm đẫm tình yêu và lòng tin đối với con người. Đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông là nội dung đa dạng, tư tưởng lớn lao, hình tượng sắc nét, ngôn ngữ điêu luyện.
- Ông được coi là “nhà pháp sư” của ngôn ngữ Anh. Sếch-xpia đã sáng tác gần 40 vở kịch thuộc nhiều thể loại, nổi bật nhất là bi kịch.
- Các vở bi kịch nổi tiếng của ông được cả thế giới biết đến: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét (Hamlet), Mắc-bét (Macbeth), Vua Lia (Lear), Ô-ten-lô (Othello),...
b. Tác phẩm
- Rô-mê-ô và Giu-li-ét được sáng tác vào khoảng năm 1594-1595, là vở kịch năm hồi viết bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên một câu chuyện có thật từng xảy ra ở I-ta-li-a thời trung cổ.
- Vở kịch được coi là bản tình ca say đắm nhất, ca ngợi tình yêu trong sáng, chân thành, thuỷ chung, dám vượt lên hận thù để giành lấy quyền tự do và hưởng hạnh phúc.
- Đoạn trích Tình yêu và thù hận thuộc Cảnh 2 – Hồi II của vở kịch này.
II. Suy ngẫm và phản hồi
1. Nội dung chính, đề tài, xung đột kịch trong văn bản Tình yêu và thù hận
a. Đề tài và nội dung bao quát
- Đề tài: tình yêu và thù hận.
- Nội dung bao quát: câu chuyện Rô-mê-ô, Giu-li-ét gặp nhau, chủ động bày tỏ tình yêu của mình, bất chấp uy quyền và sự ngăn cấm của dòng họ.
b. Xung đột kịch
- Xung đột kịch ở đây là xung đột giữa tình yêu trong sáng, hồn nhiên của đôi trẻ với lòng thù hận lâu đời giữa hai dòng họ. Tuy nhiên, VB đặc biệt tập trung vào những biểu hiện cụ thể của xung đột giữa những cảm xúc yêu thương mãnh liệt với niềm dự cảm, lo ngại tình yêu có thể bị cấm đoán, cản trở một cách ngang trái.
- Kiểu xung đột: giữa cái cao cả (tình yêu) với cái thấp kém (hận thù dòng họ).
2. Lời thoại của VB
a. Lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét
Lời đối thoại | Lời độc thoại | |
Giu-li-ét | Anh làm thế nào tới được chốn này, anh ơi, mà tới làm gì thế? Tường vườn này cao, rất khó trèo qua; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây. | Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ? Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi; hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu của nhà Ca-piu-lét nữa. |
Rô-mê-ô | Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi. | Nàng lên tiếng! Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Bởi đêm nay, nàng toả ánh hào quang, trên đầu ta, như một sứ giả nhà trời có cánh, đang cưỡi những áng mây lững lờ lướt nhẹ trong không trung, khiến những kẻ trần tục phải cố ngước đôi mắt trắng dã lên mà chiêm ngưỡng. |
Tác dụng | Rô-mê-ô và Giu-li-ét nói với nhau là giao tiếp, giãi bày cho đối phương biết rõ tình cảm, thái độ của mình về tình yêu, về ý chí vượt qua những thế lực cản trở tình yêu và nghịch cảnh. Dĩ nhiên trong màn kịch này cũng như trong các vở kịch nói chung, đối thoại luôn là chủ yếu, chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các lượt thoại. | Khi Rô-mê-ô bí mật vượt tường vào vườn nhà Ca-piu-lét, ngắm nhìn Giu-li-ét xuất hiện bên khung cửa sổ, từ xa chàng “nói riêng" những cảm xúc si mê, choáng ngợp trước vẻ đẹp của Giu-li-ét; khi Giu-li-ét chưa biết sự có mặt Rô-mê-ô trong vườn nhà, nàng cũng “nói riêng” để bộc lộ những băn khoăn hồn nhiên về dòng họ của Rô-mê-ô và những tơ tưởng về chàng. Đó là những tình huống cần đến lời độc thoại, hành động “nói riêng”. |
Sự kết hợp đối thoại và độc thoại | Đối thoại là lời nói hướng đến người nghe, độc thoại là lời nói với chính mình; sự kết hợp đối thoại và độc thoại vừa giúp thể hiện được cả hành động lẫn nội tâm của nhân vật, qua đó thể hiện tính cách nhân vật một cách đầy đặn, đa dạng vừa dẫn dắt xung đột kịch phát triển. |
Rô-mê-ô | Giu-li-ét | ||
Lời thoại về người yêu, tình yêu | Có phải nàng nói với ta đâu, chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về. | Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa, thì mười phân chàng vẫn cứ vẹn mười… | |
Lời thoại về thế lực ngăn cản tình yêu | - Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó... - Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu,... – Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu. | - Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ? Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi; hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu của nhà Ca-piu-lét nữa. - Tường vườn này cao, rất khó trèo qua; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây. - Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết chết anh. | |
Thái độ, hành động được thể hiện | - Khẳng định sức mạnh của tình yêu; sẵn sàng đối mặt, bất chấp thế lực ngăn cản tình yêu. - Sẵn sàng vượt “bức tường”, đón nhận “hàng chục lưỡi kiếm” để đánh đổi ánh mắt yêu thương của người yêu. | - Sẵn sàng từ bỏ những cái tên thù nghịch của dòng họ để đón nhận tình yêu. - Tỏ rõ sự lo lắng, cảnh giác. | |
Cách thể hiện tình yêu và cách đấu tranh khẳng định tình yêu | Điểm tương đồng | Hai nhân vật đều tươi trẻ, mang trong tâm hồn tình yêu hồn nhiên, say đắm, trân trọng người yêu; bất đắc dĩ, họ sẵn sàng thay tên, đổi họ để khẳng định, bảo vệ người yêu, tình yêu. | |
Điểm khác biệt | Bộc lộ tình yêu say đắm, mãnh liệt, táo bạo. | Bộc lộ tình yêu gắn với những băn khoăn, dự cảm về thử thách đang chờ đón khi nàng nhắc nhiều đến hình ảnh “bức tường”, “họ” và khả năng “họ mà gặp anh họ sẽ giết chết anh. |
b. Sự phù hợp giữa ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật với nội dung câu chuyện.
Nhân vật | Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại | Biểu hiện phù hợp với nội dung câu chuyện | |
Rô-mê-ô | Độc thoại | Ấy, khe khẽ chứ! Ánh sáng nào vừa loé trên cửa sổ kia? Đấy là phương đông, và nàng Giu-li-ét là Mặt Trời! – Vừng dương đẹp tươi ơi, hãy hiện lên đi, và giết chết ả Hằng Nga đố kị, héo hon và nhợt nhạt vì đau khổ khi thấy cô hầu của ả lại đẹp hơn ả rất nhiều… | Ngôn ngữ độc thoại với ngôn từ mượt mà, cách nói ví von, so sánh cho thấy tâm trạng vui sướng, rạo rực của người đang yêu. |
Đối thoại | Tôi không biết xưng danh cùng em thế nào. Nàng tiên yêu quý của tôi ơi, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em. Nếu chính tay tôi đã viết tên đó, thì tôi xé nát nó ra... Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó. | Ngôn ngữ đối thoại cho thấy Rô-mê-ô dứt khoát khẳng định tình yêu với Giu-li-ét, sẵn sàng từ bỏ dòng họ và tên tuổi của mình. | |
Giu-li-ét | Độc thoại | Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng vẫn cứ là chàng. Môn-ta-ghiu là cái gì nhỉ? Đó đâu phải là bàn tay, hay bàn chân, hay cánh tay, hay mặt mũi, hay một bộ phận nào đấy của cơ thể con người. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Cái tên nó có nghĩa gì đâu? | Ngôn ngữ độc thoại cho thấy Giu-li-ét đã yêu say đắm Rô-mê-ô, việc thổ lộ tình yêu qua sự chất vấn rồi tự trả lời cho thấy sự hồn nhiên, trong sáng khi đến với tình yêu, với Rô-mê-ô. |
Đối thoại | - Anh làm thế nào tới được chốn này, anh ơi, mà tới làm gì thế? Tường vườn này cao, rất khó trèo qua; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây… - Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết chết anh. | Ngôn ngữ đối thoại cho thấy sự ngạc nhiên, vui sướng của Giu-li-ét khi gặp Rô-mê-ô, đồng thời thể hiện nỗi lo cho sự an nguy của người yêu nếu họ hàng bắt gặp; hình ảnh bức tường, nơi “tử địa” trong lời Giu-li-ét đã cảnh báo về thế lực ngăn cản tình yêu của họ. |
c. Các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”
- Ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng của các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”:
+ “Bức tường” vừa là vật thể thực vừa mang nghĩa biểu tượng về vùng cấm, đường biên ngăn cách giữa hai dòng họ và giữa đôi trẻ Rô-mê-ô, Giu-li-ét.
+ “Lưỡi kiếm” vừa là vật thể thực vừa mang nghĩa biểu trưng cho hình phạt, sự trả giá đau thương nếu vi phạm đường biên, vùng cấm, bất chấp hận thù.
- Tác dụng trong việc thể hiện xung đột kịch của các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm":
+ Các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm" thể hiện xung đột và những lời nguyền lâu đời, bất khả giải giữa hai dòng họ. Cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã nhận ra sự phi lí của “bức tường”, “lưỡi kiếm” giữa hai dòng họ. Giu-li-ét hồn nhiên tự vấn: “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng vẫn cứ là chàng. Môn-ta-ghiu là cái gì nhỉ? Đó đâu phải là bàn tay, hay bàn chân, hay cánh tay, hay mặt mũi, hay một bộ phận nào đấy của cơ thể con người. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Cái tên nó có nghĩa gì đâu? Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa, thì mười phân chàng vẫn cứ vẹn mười... Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi; chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy cả em đây!”.
+ Rô-mê-ô thì dõng dạc khẳng định: “Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó”.
+ Điều đó tất yếu làm nảy sinh, thúc đẩy xung đột bi kịch giữa tình yêu của Rô-mê-ô, Giu-li-ét với luật lệ, quy ước bất khả xâm phạm của hai dòng họ. Nó dự báo những thách thức bi kịch mà hai nhân vật phải đối mặt cũng như hứa hẹn những trắc trở, chông gai mà họ phải vượt qua.
3. Tổng kết
a. Nội dung
- Đoạn trích thể hiện tình yêu say đắm, mãnh liệt của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối thâm thù. Tình yêu của họ dù kết thúc bi thảm nhưng đã hoá giải được hận thù. Vở kịch hướng người đọc (người xem) đến những giá trị nhân văn cao cả.
b. Nghệ thuật
- Đoạn trích cho thấy đặc điểm lời thoại của bi kịch, đó là tính chất mĩ lệ, trau chuốt.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)