Phiếu học tập Hoá học 12 chân trời Bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại
Dưới đây là phiếu học tập Bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại môn Hoá học 12 sách Chân trời sáng tạo. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.
Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
PHIẾU HỌC TẬP 1
BÀI 14: CẤU TẠO VÀ LIÊN KẾT TRONG TINH THỂ KIM LOẠI
Bài 1. Viết các phương trình hoá học của phản ứng giữa kim loại zinc (Zn) với mỗi chất sau: oxygen, sulfur và chlorine.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Bài 2. Tổng số hạt proton, neutron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Nguyên tố đó là gì?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam Al trong khí O2 lấy dư, thu được m gam Al2O3. Giá trị của m là bao nhiêu?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Bài 4. Oxi hoá hoàn toàn 11,42 gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al và Zn) bằng O2, thu được 17,5 gam hỗn hợp Y gồm các oxide. Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa m gam muối trung hoà. Tính m.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP 2
BÀI 14: CẤU TẠO VÀ LIÊN KẾT TRONG TINH THỂ KIM LOẠI
Bài 1. Viết các phương trình hoá học sau:
a) Cho kẽm (zinc) vào dung dịch SnSO4.
b) Cho chì vào dung dịch acid HCl.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Tính giá trị của m.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Bài 3. A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kì 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. A, B, C là các nguyên tố nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 6,1975 lít (ở đkc). Xác định kim loại M.
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
=> Giáo án Hoá học 12 chân trời Bài 14: Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại