Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Câu 1: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Cu.
B. Na.
C. Ca.
D. Mg.
Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim ?
A. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần của các đơn chất tham gia hợp kim và cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim.
B. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
C. Thép là hợp kim của Fe và C.
D. Nhìn chung hợp kim có những tính chất hoá học khác tính chất của các chất tham gia tạo thành hợp kim.
Câu 3: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Au.
B. Cu.
C. Fe.
D. Ag.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng về bản chất quá trình hóa học ở điện cực trong phản ứng điện phân?
A. Anion nhường electron ở cathode
B. Cation nhận electron ở cathode
C. Sự oxi hóa xảy ra ở cathode
D. Sự oxi hóa xảy ra ở anode
Câu 5: Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2;
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:
A. Fe2+, Ag+, Fe3+.
B. Ag+, Fe2+, Fe3+.
C. Fe2+, Fe3+, Ag+.
D. Ag+, Fe3+, Fe2+.
Câu 6: Trong quá trình điện phân:
A. Tại catot xảy ra quá trình khử anion
B. Tại catot xảy ra quá trình oxi hóa cation
C. Tại catot xảy ra quá trình khử cation
D. Tại anot xảy ra quá trình khử anion
Câu 7: Ở điều kiện thường, hầu hết kim loại ở thể rắn trừ nguyên tố nào?
A. Ag
B. Hg
C. Au
D. Mg
Câu 8: Phương pháp thủy luyện dùng để tách kim loại nào?
A. Kim loại hoạt động hóa học mạnh
B. Kim loại hoạt động hóa học yếu
C. Kim loại hoạt động hóa học trung bình
D. Kim loại hoạt động hóa học trung bình và yếu
Câu 9: Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn hóa học là gì?
A. Kim loại được đặt trong môi trường có chứa dung dịch axit
B. Kim loại được đặt trong môi trường có chứa dung dịch kiềm
C. Kim loại được đặt trong môi trường có chứa chất oxi hóa
D. Kim loại được đặt trong môi trường có chứa chất khử
Câu 10: Câu nào sau đây không dúng khi nói về sự ăn mòn kim loại?
A. Là sự phá huỷ kim loại
B. Là sự tách oxit trong dung dịch muối của kim loại
C. Là sự phá huỷ hợp kim
D. Là sự bào mòn kim loại
Câu 11: Ở quá trình điện phân, các anion chạy về phía nào?
A. cực âm (catot)
B. cực âm (anot)
C. cực dương (anot)
D. cực dương (catot)
Câu 12: Phản ứng nào sau đây không xảy ra
A. Zn + Pb2+.
B. Cu + Fe2+.
C. Al + Ag+.
D. Fe + Fe3+.
Câu 13: Để tách Fe trong hợp chất Fe2O3, ta làm như thế nào?
A. Khử các oxit kim loại trên bằng hiđro ở nhiệt độ cao
B. Khử các oxit kim loại trên bằng hiđro ở nhiệt độ thấp
C. Khử các oxit kim loại trên bằng heli ở nhiệt độ thấp
D. Khử các oxit kim loại trên bằng heli ở nhiệt độ cao
Câu 14: Nguyên tắc điện phân nào sau đây không đúng?
A. Ở cực âm, chất có tính oxi hóa mạnh hơn (dễ nhận electron hơn) được ưu tiên điện phân trước.
B. Ở cực dương, chất có tính khử mạnh hơn (dễ nhường electron hơn) được ưu tiên điện phân trước.
C. Ở cực âm, chất có tính oxi hóa yếu hơn (dễ nhận electron hơn) được ưu tiên điện phân trước.
D. Ở cực âm, chất có tính oxi hóa mạnh hơn (dễ nhận electron hơn) được ưu tiên điện phân trước. Ở cực dương, chất có tính khử mạnh hơn (dễ nhường electron hơn) được ưu tiên điện phân trước.
Câu 15: Ăn mòn kim loại là gì?
A. Là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
B. Là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong dung dịch muối của chúng
C. Là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong dung dịch axit
D. Là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong dung dịch kiềm
Câu 16: ............................................
............................................
............................................