Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 03

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z=11)?

A. 1s22s22p63s2.     

B. 1s22s22p6

C. 1s22s22p63s1.      

D. 1s22s22p63s23p1.

Câu 2: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. Na2SO4.   

B. KNO3.     

C. KOH.      

D. CaCl2.

Câu 3: Chọn phát biểu sai. Ứng dụng của phức chất ?

A. điều chế kim loại hoạt động mạnh và trung bình. 

B. nhiều phức chất có khả năng chữa trị hoặc kiểm soát bệnh.

C. phức chất Co3+ cấu tạo nên vitamin B12. 

D. nhận biết và xác định hàm lượng các ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch.

Câu 4: Thành phần chính của vỏ các loại ốc, sến, sò là:

A. Ca(NO3)2.         

B. CaCO3.    

C. NaCl.      

D. Na2CO3.

Câu 5: Cho 4,32 g hỗn hợp X gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng dung dịch chứa 0,082 mol CuSO4. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Kết tủa Z là:

A. Cu, Zn.

B. Cu, Fe.

C. Cu, Fe, Zn.

D. Cu.

Câu 6: Dãy oxide nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. MgO, ZnO.

B. ZnO, CaO.

C. MgO, Cr2O3.

D. ZnO, Cr2O3.

Câu 7: Cho dung dịch FeCl2, ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là chất nào sau đây?

A. FeO và ZnO.

B. Fe2O3 và ZnO.

C. Fe3O4.

D. Fe2O3.

Câu 8: Calcium carbonate được dùng sản xuất vôi, thủy tinh, xi măng. Công thức của calcium carbonate là:

A. CaCO3.     

B. Ca(OH)2.           

C. CaO.        

D. CaCl2.

Câu 9: Hãy cho biết dấu hiệu của phản ứng tạo phức chất trong dung dịch?

A. Các phản ứng tạo phức chất thường có mùi đặc trưng

B. Các phản ứng tạo phức chất thường cho kết tủa có màu xanh 

C. Các phản ứng tạo phức chất thường biến đổi màu sắc

D. Các phản ứng tạo phức chất thường cho kết tủa có màu tím

Câu 10:  Hãy cho biết nguyên tử trung tâm của phức chất [Cr(NH3)6]3+ là gì?

A. Cr3+

B. NH3

C. Cr

D. NH33+

Câu 11: Phức chất nào có dạng hình học vuông phẳng với các liên kết phối trí được sắp xếp đối xứng?

A. [CuCl₄]²⁻

B. [Ni(CO)₄]  

C. [Co(NH₃)₆]³⁺

D. [PtCl₄]²⁻  

Câu 12: Nhỏ vài giọt dung dịch NaCl và ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là:

A. Có kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch không màu. 

B. Có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí không màu thoát ra. 

C. Có kết tủa màu trắng tạo thành

D. Dung dịch màu màu trắng tạo thành,

Câu 13: Cho các phức chất sau: [CuCl2], [BeF4]2–, [BF4], [Ti(OH2)6]3+,[BBr4], [ZnCl4]2–, [Zn(CN)4]2–, [Cd(CN)4]2– , [AuCl2], [Co(NH3)6]3+,  [Mo(CO)6], [Ag(NH3)2]+,[Fe(CN)6]4–.

Số phức chất có hình dạng bát diện là 

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?

A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

B. Khối lượng riêng nhỏ.

C. Độ cứng giảm dần từ Li đến Cs

D. Mạng tinh thể của kim loại kiềm là lập phương tâm diện.

Câu 15: Trước khi thi đấu các môn thể thao, các vận động viên thường xoa một ít chất X dưới dạng bột mịn màu trắng làm tăng ma sát và hút ẩm. X là

A. MgCO3.

B. CaOCl2.

C. CaO.

D. Tinh bột.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 2,3 gam kim loại Na vào 197,8 gam nước thu được khí dung dịch A và giải phóng khí H2. Trung hoà dung dịch A bằng 200 mL dung dịch HCl x M thu được dung dịch C.

a) Dung dịch tạo thành trong C có pH > 7.

b) Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào dung dịch C sẽ xuất hiện kết tủa trắng.

c) Giá trị của x là 0,2 M.

d) Nồng độ phần trăm của chất trong A là 2%.

Câu 2: Beryllium carbonate (BeCO3) khan là chất bột màu trắng, dễ phân hủy ngay trong điều kiện thường, tạo thành beryllium oxide. Do đó, BeCO3 thường được bảo quản trong khí quyển tạo bởi chất X. Giống như các muối carbonate của các kim loại nhóm IIA khác, BeCO3 ít tan trong nước; tuy nhiên, điểm khác biệt là chất này dễ bị thủy phân tạo thành các dạng tồn tại khác của beryllium như Tech12h. Điều này chủ yếu là do cation Be2+ có bán kính nhỏ hơn nhiều so với các cation kim loại cùng nhóm IIA. Việc thường xuyên hít phải BeCO3 hay BeO đều có thể dẫn tới ung thư phổi. Nếu đi vào cơ thể, các cation Be2+ có thể vô hiệu hóa chức năng của các enzyme, đặc biệt là các enzyme chứa phức chất có nguyên tử trung tâm được hình thành từ cation Mg2+.

a) Phần trăm khối lượng của beryllium trong beryllium carbonate tinh khiết khan là 6,25%.

b) Khí X là carbon dioxide.

c) Mật độ điện tích của ion bằng điện tích của ion chia cho thể tích của ion đó. Ion được coi có dạng cầu nên thể tích của ion tỉ lệ với lũy thừa 3 của bán kính ion.

d) Cation Be2+ dễ bị thủy phân hơn so với cation Ca2+ là do mật độ điện tích trên cation Be2+ nhỏ hơn so với cation Ca2+.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay