Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 02

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1: Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử thành Na? 

A. Điện phân NaCl nóng chảy.   

B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước.

C. Điện phân NaOH nóng chảy. 

D. Điện phân Na2O nóng chảy..

Câu 2: Nước tự nhiên chứa nhiều những cation nào sau đây được gọi là nước cứng?

A. Na+, Al3+

B. Na+, K+.   

C. Al3+, K+.  

D. Ca2+, Mg2+.

Câu 3: Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm các nguyên tố nào sau đây?

A. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn.

B. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu.

C. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe, Co, Ni.

D. Sc, Ti, V, Cr, Mn, Fe

Câu 4: Cho Cu (Z = 29), vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn là:

A. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB.

B. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IA.

C. ô 29, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.

D. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IIB.

Câu 5: Liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm trong phức chất thuộc loại liên kết nào?

A. Liên kết cộng hóa trị 

B. Liên kết cho – nhận

C. Liên kết electron

D. Liên kết kém bền

Câu 6: Cho dãy các kim loại: Na, K, Ba, Mg, Be. Số kim loại trong dãy phản ứng mạnh với H2O ở điều kiện thường là:

A. 3.  

B. 4.   

C. 2.   

D. 1.

Câu 7: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:

A. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra. 

B. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm. 

C. Dung dịch màu xanh thẫm tạo thành,

D. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành

Câu 8: Phản ứng nào sau đây không xảy ra với phức chất?

A. Phản ứng trao đổi phối tử.

B. Phản ứng oxi hóa khử.

C. Phản ứng khử. 

D. Phản ứng phân hủy.

Câu 9: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là

A. KNO3.               

B. FeCl3.                

C. BaCl2.               

D. K2SO4.

Câu 10: Để nhận biết nitrate ion, thường dùng Cu và dung dịch sulfuric acid loãng đun nóng là vì

A. phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh.

B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.

C. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.

D. phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Câu 11: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy

A. có kết tủa trắng và bọt khí      

B. không có hiện tượng gì

C. có kết tủa trắng            

D. có bọt khí thoát ra

Câu 12: Cho Cu tác dụng với từng dung dịch sau: HCl (1), HNO3 (2), AgNO3 (3), Fe(NO3)2 (4), Fe(NO3)3 (5), Na2S (6). Cu phản ứng được với

A. 2, 3, 5, 6.

B. 2, 3, 5.

C. 1, 2, 3.

D. 2, 3.

Câu 13:  Khi [CuCl₄]²⁻ hòa tan trong dung dịch acid, phức chất nào sau đây sẽ được hình thành?

A. [Cu(NH₃)₄]²⁺ 

B. [Cu(H₂O)₆]²⁺

C. [CuCl₄]²⁻

D. [CuCl₂]⁻  

Câu 14: Để loại CuSOlẫn trong dung dịch FeSO4, cần dùng thêm lượng dư chất nào sau đây?

A. Al.

B. Fe.

C. Zn.

D. Ni.

Câu 15: Chất lỏng Bordeaux là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Bordeaux là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSOdư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Glixerol tác dụng với CuSO4 trong môi trường kiềm.

B. Iron tác dụng với CuSO4.

C. Amonia tác dụng với CuSO4.

D. Bạc tác dụng với CuSO4.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Hỗn hợp X gồm Al2O3, Ba, K (trong đó oxi chiếm 20% khối lượng của X). Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,022 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch gồm 0,018 mol H2SO4 và 0,038 mol HCl vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa các muối chlorua và sulfate trung hòa) và 2,958 gam hỗn hợp kết tủa.

a) Số mol của Al2O3 là 0,015 mol.

b) Số mol của Ba là 0,006 mol.

c) Số mol của K là 0,0032 mol.

d) Giá trị của m là 3,090 gam.

Câu 2: Độ tan (g/100 gam nước) của một số muối trong nước ở 20oC.

Tech12h

a) Muối nitrate của kim loại nhóm IIA có độ tan nhỏ hơn muối fulfate của kim loại nhóm IIA.

b) Nhỏ dung dịch Ba(NO3)2 bão hòa vào dung dịch MgSO4 bão hòa, xuất hiện kết tủa BaSO4.

c) Nhỏ dung dịch CaCObão hòa vào dung dịch BaSO4 bão hòa, xuất hiện kết tủa CaSO4.

d) Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch chứa Ba2+ và Ca2+ cùng nồng độ mol, kết tủa BaSO4 xuất hiện trước.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay