Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Câu 1: Cặp kim loại Al - Fe tiếp xúc với nhau và được để ngoài không khí ẩm thì kim loại nào bị ăn mòn và dạng ăn mòn nào chính?
A. Al bị ăn mòn điện hóa
B. Fe bị ăn mòn điện hóa
C. Al bị ăn mòn hóa học
D. Fe bị ăn mòn hóa học.
Câu 2: Khi điện phân CaCl2 nóng chảy (điện cực trơ), tại cực dương xảy ra
A. sự khử ion Cl-.
B. sự khử ion Ca2+.
C. sự oxi hoá ion Ca2+.
D. sự oxi hoá ion Cl-.
Câu 3: Một loại quặng có thành phần chính là Fe2O3. Quặng đó được sử dụng để khai thác kim loại nào?
A. Đồng
B. Nhôm
C. Sắt
D. Vàng
Câu 4: Điện phân là quá trình
A. Oxi hoá - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực dưới tác dụng của dòng điện một chiều.
B. Phân hủy các chất trên bề mặt các điện cực dưới tác dụng của dòng điện một chiều.
C. Oxi hoá và khử của các ion hay phân tử xảy ra trên bề mặt các điện cực nhờ dòng điện một chiều.
D. Phân li các chất thành các ion dưới tác dụng của dòng điện một chiều.
Câu 5: Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
B. Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+.
C. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
D. Cu khử được Fe3+ thành Fe.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiệu điện thế điện hóa?
A. Ngâm 2 thanh nhôm vào dung dịch sulfuric acid.
B. Ngâm một thanh đồng và một thanh magnesium vào dung dịch sulfuric acid.
C. Ngâm một thanh đồng và một thanh kẽm vào nước nguyên chất.
D. Ngâm một thanh nhựa và một thanh thủy tinh vào dung dịch sulfuric acid.
Câu 7: Điện phân nóng chảy muối MCln với điện cực trơ. Khi cathode thu được 16 gam kim loại M thì ở anode thu được 6,1975 lít khí Cl2 (đkc). Kim loại M là
A. Cu.
B. Ca.
C. Fe.
D. Mg.
Câu 8: Kim loại nào có độ cứng lớn nhất?
A. Cr.
B. W.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 9: Nhu cầu tái chế kim loại trong công nghiệp là:
A. Đang giảm
B. Không cần thiết
C. Chỉ áp dụng cho kim loại quý hiếm
D. Tăng lên vì lợi ích kinh tế và môi trường
Câu 10: Thế điện cực chuẩn gắn liền với:
A. Cặp oxi hoá - khử
B. Cặp electron
C. Cặp catot và anot
D. Cặp điện tích âm.
Câu 11: Ở điện cực:
A. Tồn tại dạng oxi hóa lớn hơn dạng khử
B. Tồn tại ạng khử lớn hơn dạng oxi hóa
C. Tồn tại cân bằng giữa dạng oxi hoá và dạng khử
D. Không tôn tại dạng oxi hóa và dạng khử.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?
A. Dùng huy chương làm cathode.
B. Dùng anode bằng bạc.
C. Đặt huy chương ở giữa anode và cathode.
D. Dùng muối AgNO3.
Câu 13: Trong mạng tinh thể kim loại lập phương tâm diện, các nguyên tử nằm ở đâu?
A. Các đỉnh và trung tâm của khối lập phương
B. Các đỉnh của khối lập phương và trung tâm của mặt
C. Các đỉnh và trung tâm của mặt và khối lập phương
D. Các đỉnh và các điểm giữa của các cạnh
Câu 14: Bauxite là quặng chính của kim loại nào?
A. Iron.
B. Aluminum.
C. Zinc.
D. Copper.
Câu 15: Thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học?
A. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4.
B. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.
C. Cho Fe vào dung dịch AgNO3.
D. Để mẩu gang lâu ngày trong không khí ẩm.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................