Phiếu học tập KHTN 6 kết nối Bài 9: Sự đa dạng của chất

Dưới đây là phiếu học tập Bài 9: Sự đa dạng của chất môn Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) sách Kết nối tri thức. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.

Xem: => Giáo án hóa học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

PHIẾU HỌC TẬP 1

BÀI 9: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT

1. Cho các vật thể: vi khuẩn, đôi giày, con cá, con mèo, máy bay. Những vật sống trong các vật thể đã cho là:

A. vi khuẩn, đôi giày, con cá.

B. vi khuẩn, con cá, con mèo.

C. con cá, con mèo, máy bay.

D. vi khuẩn, con cá, máy bay.

2. Ghi đúng (Đ), sai (S) vào cột trống:

Nội dung

Đ/S

Vật thể được tạo nên tử chất. 
Quá trình có xuất hiện chất mới, nghĩa là nó thể hiện tính chất hóa học của chất. 
Kích thước miếng nhôm càng to thì khối lượng riêng của miếng nhôm càng lớn. 
Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó. 
Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi. 

3. Chuẩn bị 3 cây nến nhỏ

a) Cho một cây nến vào nước. Nhận xét khả năng tan trong nước của nến.

b) Cho một cây nến vào một cốc thủy tinh,đặt trong một nồi chứa nước và đun trên bếp đến khi nước sôi (cẩn thận kẻo nóng). Quan sát hiện tượng trong cốc và hãy cho biết đây là sự biến đổi vật lí hay hóa học.

c) Cây còn lại mang đốt. Quan sát sự thay đổi kích thước của cây nến.Sự thay đổi đó thể hiện sự biến đổi vật lí hay biến đổi hóa học?

 …………………………………………………………………………………………… 

 …………………………………………………………………………………………… 

 …………………………………………………………………………………………… 

 …………………………………………………………………………………………… 

PHIẾU HỌC TẬP 2

BÀI 9: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT

1. Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau:” Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng trăm năm,dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó,để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa,dao,... ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ màu nâu, xốp, không có ánh kim” 

 …………………………………………………………………………………………… 

 …………………………………………………………………………………………… 

 …………………………………………………………………………………………… 

 …………………………………………………………………………………………… 

2. Cho biết nhiệt độ nóng chảy của parafin (sáp  nến) là 37oC, của sulfur (lưu huỳnh) là 113oC. Nếu trong phòng thí nghiệm không có nhiệt kế, chỉ có đèn cồn, nước và cốc thủy tinh, em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm để chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh.

 …………………………………………………………………………………………… 

 …………………………………………………………………………………………… 

 …………………………………………………………………………………………… 

 …………………………………………………………………………………………… 

3. Hãy giải thích tại sao nhiệt độ cơ thể càng cao thì cột thủy ngân trong nhiệt kế càng tăng lên.

 …………………………………………………………………………………………… 

 …………………………………………………………………………………………… 

 …………………………………………………………………………………………… 

 …………………………………………………………………………………………… 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Phiếu học tập theo bài Hoá học 6 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay