Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 kết nối ôn tập từ bài 1 - bài 3 ( P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập từ bài 1 - bài 3 ( Phần 1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 1 - 3 (PHẦN 1)

Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về truyền thống yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?

  1. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
  2. Không thầy đố mày làm nên
  3. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
  4. Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Câu 2: Người có đức tính lao động cần cù, sáng tạo sẽ

  1. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
  2. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng.
  3. bị những người xung quanh xa lánh.
  4. được mọi người yêu quý và tôn trọng.

Câu 3: Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc, vì mỗi dân tộc đều

  1. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục
  2. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng
  3. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống
  4. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau

Câu 4: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  1. Giúp ta thêm tự hào vì dân tộc mình có trình độ cao hơn dân tộc khác
  2. Giúp ta thêm hiểu biết, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác
  3. Tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia
  4. Củng cố thêm niềm tin, sự đồng cảm và hòa hợp giữa các dân tộc

Câu 5: Món ăn đặc trưng trong mỗi dịp Tết của người Việt là gì?

  1. Bánh dày
  2. Bánh bao
  3. Bánh chưng
  4. Bánh bột lọc

Câu 6: Điền vào chỗ trống từ thích hợp, “Truyền thống dân tộc là những ……tốt đẹp được hình thành trong suốt quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được …….. từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

  1. Quý báu / di truyền
  2. Giá trị / truyền
  3. Tài sản / giữ gìn
  4. Tiềm năng / lưu giữ

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng

  1. Dân tộc Việt Nam chỉ có duy nhất một truyền thống đó là truyền thống yêu nước 
  2. Các truyền thống của Việt Nam được lưu giữ và phát triển bởi các nhà chức trách và chính phủ 
  3. Dân tộc việt nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động,…
  4. Truyền thống đáng quý báu nhất của dân tộc Việt Nam chính là sự đùm bọc lẫn nhau của người dân trong hoạn nạn khó khăn

Câu 8: Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là?

  1. Xuyên tạc về các ngày lễ trong năm
  2. Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn
  3. Chê bai các mẫu cổ phục
  4. Tư tưởng sính ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống 

Câu 9: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

  1. 63
  2. 55
  3. 53
  4. 54

Câu 10: Những nét riêng có thể kể đến của các dân tộc là? 

  1. Ngôn ngữ, trang phục, tập quán
  2. Cách tìm kiếm một địa chỉ 
  3. Phong thái khi trò chuyện
  4. Ngôn ngữ

Câu 11: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là những giá trị vật chất và tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

  1. Truyền thống gia đình
  2. Truyền thống dòng họ
  3. Truyền thống vùng miền
  4. Truyền thống dân tộc

Câu 12: Lợi ích của việc lao động cần cù là gì? 

  1. Tạo ra của cải vật chất, trang trải cho cuộc sống của mình
  2. Đóng góp vào sự phát triển của xã hội
  3. Đáp án A và B đều đúng
  4. Đáp án A và B đều sai

Câu 13: Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động?

  1. Hay nghỉ phép vì các lý do không chính đáng
  2. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc
  3. Chỉ làm những việc mình được giao
  4. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác

Câu 14: Theo em vì sao cần phải tôn trọng và tự hào về truyền thống của dân tộc?

  1. Vì điều đó làm quê hương trở nên giàu mạnh hơn
  2. Là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng xây dựng giá trị và sự tự tin của mỗi người
  3. Giúp chúng ta ghi nhớ, gìn giữ những nét đẹp, tinh hoa văn hóa vốn có của dân tộc
  4. Cả B và C đều đúng

Câu 15: Các việc làm nào sau đây giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương?

  1. Xây dựng các tượng đài tưởng nhớ công lao của các chiến sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc
  2. Đặt các loại hoa quả nhập ngoại với giá thành cao
  3. Duy trì việc mở hội đầu xuân
  4. Cả A và C đều đúng

Câu 16: Các việc làm nào sau đây giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương?

  1. Xây dựng các tượng đài tưởng nhớ công lao của các chiến sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc
  2. Đặt các loại hoa quả nhập ngoại với giá thành cao
  3. Duy trì việc mở hội đầu xuân
  4. Cả A và C đều đúng

Câu 17: Ý nào sau đây đúng?

  1. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy
  2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cánh, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc
  3. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế
  4. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng

Câu 18: Điều gì thể hiện chúng ta tôn trọng sự đa dạng nền văn hóa của các quốc gia?

  1. Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của các dân tộc
  2. Miệt thị màu da
  3. Thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc của mình
  4. Cả A và C đều đúng

Câu 19: Em hãy chỉ rõ sự khác nhau của lao động sáng tạo và làm liều?

  1. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả
  2. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới
  3. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra
  4. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động

Câu 20: Lan cho rằng “Tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương không có nhiều điều mới mẻ bằng việc đi xem các bộ phim mới”, Lan có phải là người biết giữ gìn truyền thống của quê hương mình hay không?

  1. Lan nói đúng, vì các lễ hội truyền thống hiện nay không còn phù hợp với các bạn trẻ
  2. Lan biết tìm ra cho mình điều thú vị để tham gia
  3. Lan chưa biết tôn trọng và phát huy truyền thống của quê hương dân tộc
  4. Lan có cách nhìn nhận rất thực tế trong việc chọn các phương tiện giải trí

Câu 21: Tôn trọng và học tập từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mang đến cho chúng ta lợi ích gì?

  1. Biết thêm nhiều món ăn ngon trên thế giới
  2. Hiểu biết về những thành tựu về các ngành khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật
  3. Có thêm bạn bè trong và ngoài nước
  4. Nắm được những điều đặc trưng về các quốc gia

Câu 22: Em cần làm như thế nào để cải thiện điểm số của mình trong học kì tới?

  1. Chăm chỉ học hành, làm thêm các dạng bài tập
  2. Tìm ra các cách làm ôn tập hiệu quả cho các môn lí thuyết
  3. Tìm cách giải tỏa áp lực để có thể tập trung được vào việc học
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 23: Em là du học sinh nước ngoài, tại nơi em học tập và tạm trú, các bạn học của em có cái nhìn sai lệch về nền văn hóa của quê hương bản quán của mình. Em sẽ làm như thế nào để các bạn có thể hiểu hơn về nền văn hóa dân tộc?

  1. Mặc kệ những lời gièm pha
  2. Tìm cơ hội để nói với các bạn về những điều sai lệnh đó
  3. Đính chính với các bạn những thông tin sai lệch, giới thiệu thêm với các bạn về những đặc trưng văn hóa của quê hương mình
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 24: Nhân dịp nghỉ lễ, mẹ của Hòa làm một mẻ bánh khọt để cả nhà cùng ăn, đây là một món ăn truyền thống ở Nam Bộ. Hòa tỏ thái độ không thích vì ăn nhiều các loại bánh sẽ dễ tăng cân, nên muốn mẹ đổi sang món ăn khác. Mẹ giải đã giải thích lí do vì sao mẹ lại muốn làm bánh khọt trong dịp này nhưng thái độ của Hòa vẫn một mực không đồng ý. Nếu em là người chứng kiến sự tình, em sẽ khuyên Hòa điều gì?

  1. Em sẽ nhắc khẽ Hòa không nên tỏ thái độ ghét bỏ món bánh mẹ làm, khuyên bạn cần phải giữ gìn món ăn truyền thống của quê hương
  2. Khuyên Hòa tìm một món ăn khác thay thế món bánh khọt mẹ làm
  3. Khuyên Hòa nên tự tay nấu món ăn khác để ăn, thay vì đòi hỏi mẹ làm cho
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 25: Bác Nam là một lão nông chuyên cần với đồng ruộng đã gần 4 chục năm, khi tất cả các hộ dân trong làng đã chuyển sang hình thức gieo mạ thành miếng để tiện cho việc cấy bằng máy, thì nhà bác vẫn miệt mải bó mạ cấy tay. Theo em việc làm của bác Nam có thể dẫn tới điều gì?

  1. Vụ mùa nhà bác Nam đạt năng suất cao vượt trội so với các hộ trong làng
  2. Bác Nam phải bỏ nhiều công sức làm việc hơn, năng suất có thể sẽ thấp hơn các hộ trong làng áp dụng máy móc vào sản xuất
  3. Bác Nam phải tốn công sức chuẩn bị gieo cấy hơn các hộ khác trong vùng
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

=> Giáo án công dân 8 kết nối bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay