Trắc nghiệm bài 4 KNTT: Bảo vệ lẽ phải

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công dân 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Bảo vệ lẽ phải. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hiểu thế nào là lẽ phải?

  1. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí con người và lợi ích chung của xã hội
  2. Là chuẩn mực của đạo đức, pháp luật, là “cán cân” giúp cuộc sống cân bằng không có những bất công, bạo tàn
  3. Đáp án A và C đúng
  4. Đáp án A và C sai

 Câu 2: Câu ca dao sau nói về điều gì “Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”?

  1. Tôn trọng lẽ phải
  2. Tôn sư trọng đạo
  3. Đạo lí nhân nghĩa
  4. Tinh thần đoàn kết

 Câu 3: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là gì?

  1. Dùng mọi cách để bào chữa cho sự sai lầm của mình
  2. Sống trung thực, dám bảo vệ những điều đúng đắn
  3. Không chấp nhận những điều sai trái
  4. Đáp án B và C đúng

 Câu 4: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong học tập là gì?

  1. Nghiêm túc trong kì thi, không gian lận, đạo văn, mở tài liệu trong phòng thi
  2. Giúp đỡ bạn khác sao chép tài liệu của bài tiểu luận cuối kì
  3. Mặc kệ các việc làm sai trái của các bạn bè trong lớp khi mình được chứng kiến
  4. Tỏ thái độ gay gắt với bạn bè, thầy cô

 Câu 5: Hành vi nào được cho là không tôn trọng lẽ phải?

  1. Bịa đặt những điều không đúng với sự thật
  2. Nghe lời xúi giục, tùy tiện đổ lỗi cho người khác
  3. Đáp án A và B đều đúng
  4. Đáp án A và B đều sai

 Câu 6: Đâu là cơ quan công quyền giúp công dân thực thi bảo vệ lẽ phải?

  1. Toàn án nhân dân
  2. Uỷ ban nhân dân
  3. Quốc hội
  4. Hội đồng nhân dân các cấp

 Câu 7: Hành vi nào sau đây không được coi là tôn trọng lẽ phải?

  1. Chăm chỉ ôn bài cho bài kiếm tra
  2. Chép phao trong kì thi
  3. Góp ý để các bạn xung quanh mình biết lỗi sai và sửa
  4. Không tùy tiện đổ oan cho người khác

 Câu 8: Học sinh có thể thực hiện bảo vệ và tôn trọng lẽ phải bằng cách nào?

  1. Lời nói
  2. Hành động
  3. Việc làm phù hợp
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 Câu 9: Điền vào chỗ trống “Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với ……….và ………… chung của xã hội”?

  1. Nguyên lí/ tình hình
  2. Lợi ích/ đạo lí
  3. Đạo lí/ lợi ích
  4. Công lí/ tình hình

 Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Để bảo vệ lẽ phải cần phải tôn trọng sự thật
  2. Người bảo vệ lẽ phải luôn phải chịu thiệt thòi
  3. Trước các việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần phải lên tiếng
  4. Bất kể việc nào có lợi cho mình, đều phải cố làm cho bằng được

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải?

  1. Vì nếu không tôn trọng sẽ bị phạt bởi luật pháp
  2. Vì những hành động tôn trọng lẽ phải, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp
  3. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải tôn trọng lẽ phải
  4. Vì con người có thể chung sống trong hòa bình

 Câu 2: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?

  1. Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình
  2. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái
  3. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn
  4. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm

 Câu 3: Có người cho rằng “lẽ phải là những điều khoa học chứng minh là đúng” em có đồng tình với suy nghĩ này?

  1. Đồng ý, vì khoa học giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống
  2. Đồng ý, vì những điều khoa học nghiên cứu đã trải qua rất nhiều thời gian chứng minh, kiểm chứng
  3. Không đồng ý, khoa học đã mở ra chân trời mới cho cuộc sống của chúng ta, đem lại rất nhiều lợi ích không thể phủ nhận nhưng ta có thể thấy những điều mà khoa học chứng minh là đúng đắn tuy nhiên vẫn chưa thể nói đâu là chính là lẽ phải
  4. Không đồng ý, vì khoa học vẫn còn những hạn chế chưa thể lí giải nên không thể quy tất cả khoa học đều là lẽ phải

 Câu 4: Người tôn trọng lẽ phải có những biểu hiện nào sau đây?

  1. Có cách cư xử phù hợp với chuẩn mực của xã hội
  2. Dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải, đẩy lùi cái sai, cái xấu
  3. Có cách cư xử giúp chữa lành các mối quan hệ xã hội
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 Câu 5: Vì sao cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải tôn trọng lẽ phải?

  1. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn
  2. Vì học sinh là thể hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước
  3. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ
  4. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt

 Câu 6: Vì sao không nên nói dối, đặt điều với con trẻ?

  1. Vì trẻ nhỏ học theo rất nhanh, nhưng lời nói dối tưởng chừng vô hại thì vô tình có thể sẽ trở thành thói quen nói dối cho trẻ khi lớn
  2. Vì trẻ nhỏ không biết nhận thức đâu là đúng đâu là sai, nên việc nói dối trẻ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ nhỏ
  3. Vì trẻ con không nhận thức được điều đúng sai nên cha mẹ có thể nói dối với con
  4. Vì không phải đứa trẻ nào cũng nhận thức được đúng sai nên không trở thành thói quen khi lớn

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Em cần làm như thế nào để trở thành một cá nhân biết bảo vệ lẽ phải trong môi trường lớp học?

  1. Giữ thái độ thân thiện với thầy cô và bạn bè
  2. Dám lên tiếng khi có bạn làm việc sai trái trong lớp học
  3. Ngoan ngoãn làm theo chỉ dẫn của giáo viên
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 Câu 2: Một bạn trong lớp cho rằng “những sai lầm khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường đều có thể bị xóa nhòa khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội không ai có thể nhận ra các lỗi sai trong quá khứ của mình nữa”. Nhận định của bạn là đúng hay sai? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?

  1. Nhận định của bạn là đúng. Vì khi ra ngoài xã hội không có ai là người quen của chúng ta thời còn đi học
  2. Nhận định của bạn là đúng. Vì chúng ta vẫn có thể trở thành người tốt khi không ai biết đến sai lầm trong quá khứ của chúng ta
  3. Nhận định của bạn là sai. Vì nếu những sai lầm trong quá khứ không được nhận ra và sửa một cách kịp thời bạn có thể trở thành người xấu khi bước ra xã hội, với cái nhìn lệch lạc và phiếm diện
  4. Nhận định của bạn là sai. Vì thời gian không có tác dụng chữa lành

 Câu 3: Trong một lần tranh luận cùng các bạn trong lớp, em chắc chắn là mình đúng nhưng các bạn vẫn một mực cho rằng mình sai. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  1. Vì tất cả các bạn đều khẳng định là mình sai nên không cần phản bác gì thêm
  2. Chỉ cần mình biết mình đúng là đủ, không cần thiết phải đi thanh minh với người khác
  3. Nổi giận với các bạn vì một mực khẳng định sai lệch cho mình
  4. Nói ra lí lẽ của bản thân, đưa ra dẫn chứng chứng minh là mình đúng

 Câu 4: Trong khi xem các video giải trí, em vô tình xem được một video tuyên truyền sai sự thật từ một tài khoản của người quen đăng tải, em sẽ làm gì?

  1. Bảo mọi người không nên xem video từ tài khoản đó
  2. Yêu cầu người thân xóa video đã đăng tải
  3. Nhắn tin, nói rõ về việc video sai sự thật và yêu cầu người đăng cần gỡ bỏ video đó tránh làm nhiều người tiếp cận được các thông tin sai lệch
  4. Mặc kệ vì thông tin sai sự thật đó không liên quan tới mình

Câu 5: Để trở thành mọt người nghiêm minh và biết tôn trọng lẽ phải em phải rèn luyện những gì?

  1. Học hỏi từ những điều được bề trên dạy dỗ
  2. Học tập và rèn luyện thói quen đúng đắn
  3. Dám đứng lên bảo vệ những điều đúng đắn xung quanh mình
  4. Tất cả các ý trên đều đúng

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Khi các bạn trong lớp đang tranh luận về một chủ đề, các ý kiến đưa ra trái lệch nhau nên bầu không khí trong lớp rất căng thẳng. Bản thân em biết được nguyên nhân thực sự của vấn đề đó nhưng em chọn im lặng vì không muốn đứng ra thanh minh với nhiều người. Hành động đó có trở thành một hành động không tôn trọng lẽ phải?

  1. Hành động của nhân vật trọng tình huống chưa thể hiện bản thân là một người biết bảo vệ lẽ phải
  2. Chúng ta có quyền không lên tiếng nên hành động đó không bị coi là không bảo vệ lẽ phải
  3. Hành động mà mình làm mang đến sự phiền hà cho bản thân thì không nên dấn thân vào
  4. Chỉ là bạn không muốn thêm phức tạp chứ bạn vẫn là người biết lẽ phải

 Câu 2: Theo em, tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội?

  1. Tôn trọng lẽ phải là bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực
  2. Việc tôn trọng lẽ phải giúp làm lành các mối quan hệ trong xã hội góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
  3. Đáp án A và B đều sai
  4. Đáp án A và B đều đúng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay