Giáo án Công dân 9 chân trời bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

Giáo án bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế sách Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

  • Phân tích, đánh giá được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

  • Nhận biết được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

  • Vận động gia đình, người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng: 

  • Nhận thức chuẩn mực hành vi: 

+ Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. 

+ Nhận biết được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

  • Điều chỉnh hành vi: Vận động gia đình, người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. 

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các video clip có nội dung liên quan đến các quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm thể hiện nội dung về  quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia hoạt động kinh doanh.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những bài học liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia hoạt động kinh doanh.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: 

+ Em hãy kể tên các hoạt động kinh doanh sau.

+ Cho biết các hoạt động ấy có điểm chung là gì?

BÀI 10: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ

Hình 1:……………

BÀI 10: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ

Hình 2:……………

BÀI 10: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ

Hình 3:……………

BÀI 10: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ

Hình 4:……………

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.54: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia hoạt động kinh doanh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

+ Các hoạt động kinh doanh trên gồm: 

  • Hình 1: Hoạt động kinh doanh thời trang.

  • Hình 2: Hoạt động kinh doanh xăng dầu.

  • Hình 3: Hoạt động kinh doanh thực phẩm. 

  • Hình 4: Hoạt động sản xuất may mặc. 

Điểm chung của những hoạt động đó là đều để thu lợi nhuận.   

+ Các quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia hoạt động kinh doanh: Công dân có quyền tự do kinh doanh và có nghĩa vụ chấp hành các nghĩa vụ mà pháp luật quy định chung cho các chủ thể kinh doanh.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Công dân có quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế, tuy nhiên, khi kinh doanh phải thực hiện đúng những quy định của pháp luật và chịu sự quản lí của Nhà nước. Việc hiểu những quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế sẽ giúp công dân chủ động hơn trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định trong kinh doanh của công dân, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay  - Bài 10. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS  nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.54 – 55 và thực hiện yêu cầu: Em hãy đánh giá hành vi của chủ thể trong các trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh công dân không. Giải thích vì sao. 

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp ra thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu đọc thông tin trong SGK tr.55 và thực hiện bài tập: Em hãy đánh giá hành vi của chủ thể trong các trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh công dân không. Giải thích vì sao.

+ Nhóm 1, 2:Đánh giá hành vi của chủ thể trong trường hợp 1. 

Trường hợp 1. Anh H mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng (có đăng kí kinh doanh). Nhưng một thời gian sau, anh H đã chủ động nhập thêm các mặt hàng đồ điện gia dụng để bán mà không đăng kí thay đổi, bổ sung mặt hàng kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Nhóm 3, 4: Đánh giá hành vi của chủ thể trong trường hợp 2. 

Trường hợp 2. Bà N là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Vì tham lợi nhuận cao nên bà N đã nhập hàng giả để kinh doanh. Qua hoạt động kiểm tra, Chi cục Quản lí thị trường đã phát hiện sai phạm này và xử phạt bà N số tiền 50 triệu đồng, đồng thời, tịch thu, tiêu huỷ toàn bộ số hàng giả. 

- GV trình chiếu cho HS xem video để hiểu rõ hơn về bài học. 

Video: Thúc đẩy tự do kinh doanh tại Việt Nam.
https://vnews.gov.vn/video/thuc-day-tu-do-kinh-doanh-tai-viet-nam-62260.htm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

+ Trường hợp 1: Hành vi của anh H trong trường hợp 1 là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân. Bởi vì, anh H đã chủ động nhập thêm các mặt hàng không nằm trong danh mục đăng kí kinh doanh. Trong trường hợp này, nếu anh H có nhu cầu thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng kí kinh doanh của cửa hàng thì cần phải gửi thông báo đến Phòng Đăng kí kinh doanh (ở nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/ NĐ-CP để thông báo thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp (theo mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).

+ Trường hợp 2: Hành vi của bà N trong trường hợp 2 là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân. Bởi vì, bà N đã chủ động nhập hàng giả để kinh doanh. Bản thân bà N đã vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm hành chính. Cụ thể, Chi cục Quản lí thị trường đã lập Biên bản xử phạt bà N số tiền 50 triệu đồng, đồng thời đã tiêu huỷ toàn bộ số hàng giả. Hành vi của bà N là đáng bị lên án vì sẽ để lại hậu quả cho người tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến xã hội. Ngoài ra, theo Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau:

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng kĩ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

Như vậy, việc kinh doanh hàng giả có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị xử lí hình sự.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh

- Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do kinh doanh:

+ Quyền: tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; lựa chọn hình thức, quy mô kinh doanh; quyền tự chủ kinh doanh (vốn, thị trường, khách hàng, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh,...).

+ Nghĩa vụ: tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp và người tiêu dùng; tuân thủ các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong nộp thuế

a. Mục tiêu: HS nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong nộp thuế.

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK trang 55 - 56 và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy phân tích hành vi vi phạm trong việc nộp thuế của anh D trong trường hợp.

+ Em hãy cho biết vì sao việc nộp thuế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân. 

- GV rút ra kết luận về những quy định cơ bản của pháp luật về quyền vag nghĩa vụ công dân trong nộp thuế. 

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được những quy định cơ bản của pháp luật về quyền vag nghĩa vụ công dân trong nộp thuế.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, đọc trường hợp trong mục 2 SGK tr.56:

Anh D kí hợp đồng lao động làm việc cho công ty P với mức lương 25 triệu đồng mỗi tháng. Sau một năm làm việc, phòng Tài chính kế toán thông báo cho anh D về việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, anh D có thể thực hiện hoặc uỷ quyền cho côn ty quyết toán thay. Tuy nhiên, do anh mải lo công việc nên đã không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng thời hạn. 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. 

+ Nhóm 1, 2: Em hãy phân tích hành vi vi phạm trong việc nộp thuế của anh D trong trường hợp.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy cho biết vì sao việc nộp thuế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân. 

- GV cung cấp thêm tư liệu cho HS:

Video: Tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ.
https://www.youtube.com/watch?v=agFPtCyAGLE

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

+ Phân tích hành vi vi phạm trong việc nộp thuế của anh D trong trường hợp: 

  • Hành vi vi phạm trong việc nộp thuế của anh D là chưa nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. 

  • Theo đó, cơ sở pháp lí dựa trên khoản 3 Điều 17 Luật Quản lí thuế năm 2019. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Quản lí thuế năm 2019 quy định các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp thuế gồm: Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn theo quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lí thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lí của cơ quan quản lí thuế. 

  • Như vậy, anh D phải nộp tiền thuế và tiền chậm nộp thuế. Việc tính tiền chậm nộp tiền phạt được quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

+ Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân vì những lí do sau:

  • Thứ nhất, chúng ta cần phải hiểu rằng, mọi tổ chức trong xã hội đều phải có nguồn kinh phí để hoạt động, trong khi đó, Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt, được xây dựng để bảo vệ người dân, vì những lợi ích của nhân dân nên cũng cần nguồn kinh phí để hoạt động.

  • Thứ hai, công dân là những người được Nhà nước phục vụ và bảo vệ nên công dân có nghĩa vụ phải đóng thuế cho Nhà nước.

  • Thứ ba, mọi chính sách của Nhà nước đều xây dựng dành cho toàn dân, nên công dân khi đóng thuế sẽ được hưởng những quyền lợi từ ngân sách nhà nước.

  • Thứ tư, Nhà nước dùng thuế là một công cụ để điều tiết thị trường, hướng dẫn tiêu dùng, đảm bảo cho sự công bằng giữa các nhóm lợi ích xã hội vì lợi ích của công dân.

  • Vậy nên, mọi công dân cần phải biết những khoản thuế được thu đó đều được dùng vào việc phục vụ cho nhân dân. Do đó, nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, khi công dân nộp thuế theo quy định sẽ được hưởng những quyền lợi của Nhà nước.

  • Ví dụ về nghĩa vụ của người nộp thuế:  

(1) Mọi công dân phải nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, cụ thể với một số loại thuế như sau: thuế giá trị gia tăng khi mua hàng hoá; thuế nhập khẩu khi mua những sản phẩm từ nước ngoài; thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế khi có thu nhập lớn.

(2) Ví dụ về quyền lợi của người nộp thuế: Người nộp thuế sẽ được hưởng những quyền lợi như sau: Sử dụng những công trình công cộng như: đường, công viên,..; được sử dụng hệ thống nước sạch do Nhà nước xây dựng; được sử dụng mạng lưới hệ thống điện; được hỗ trợ những vấn đề xã hội như hộ nghèo, khó khăn do thiên tai, bệnh tật,...

  • Như vậy, nghĩa vụ và quyền lợi luôn đi kèm với nhau, khi đóng thuế đầy đủ thì người dân luôn được hưởng những quyền lợi.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong nộp thuế

- Nghĩa vụ và quyền của công dân về nộp thuế:

+ Nghĩa vụ: đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn.

+ Quyền: 

  • cung cấp thông tin để thực hiện quyền, nghĩa vụ nộp thuế; 

  • được giữ bí mật thông tin, trừ những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế; 

  • được hưởng ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế...

 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG DÂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay