Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Loại đất chủ yếu ở khu vực đồi núi là gì?
A. Đất sét
B. Đất cát
C. Đất phù sa
D. Đất feralit
Câu 2: Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên nước ta theo các vùng miền từ Bắc vào Nam là do sự chi phối của yếu tố
A. vị trí địa lý và khí hậu.
B. vị trí địa lý và hình thể
C. hình thể và địa hình.
D. hình dạng lãnh thổ
Câu 3: Hạn chế lớn nhất của địa hình bờ biển đối với phát triển kinh tế là gì?
A. Bờ biển dài nhưng không có nhiều vũng, vịnh để xây cảng
B. Hiện tượng xói lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cư dân ven biển
C. Không thích hợp cho nuôi trồng thủy sản
D. Khí hậu ven biển quá lạnh, không phù hợp để phát triển du lịch
Câu 4: Muối thuộc nhóm khoáng sản nào?
A. Khoáng sản năng lượng
B. Khoáng sản kim loại
C. Khoáng sản phi kim loại
D. Khoáng sản phi tự nhiên
Câu 5: Đỉnh Fansipan được mệnh danh là:
A. Nóc nhà Đông Dương
B. Nóc nhà châu Á
C. Nóc nhà thế giới
D. Đỉnh quang vinh
Câu 6: Quá trình nào tác động mạnh đến địa hình Việt Nam do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Xói mòn, xâm thực, bồi tụ
B. Núi lửa phun trào
C. Vận động uốn nếp
D. Động đất mạnh
Câu 7: Nước ta có đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước
A. Trung Quốc, Mianma, Lào
B. Trung Quốc, Lào, Campuchia
C. Trung Quốc, Lào, Thái Lan
D. Trung Quốc, Lào, Campucia, Thái Lan
Câu 8: Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp?
A. Sông Tiền
B. Sông Thái Bình
C. Sông Vàm Cỏ
D. Sông Mê Công
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng về địa hình Việt Nam?
A. Địa hình được nâng lên trong kỷ Tân kiến tạo
B. Địa hình có tính phân bậc rõ rệt
C. Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích
D. Địa hình bị xâm thực mạnh do khí hậu nhiệt đới ẩm
Câu 10: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả nào dưới đây?
A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
B. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng.
C. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn.
D. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm.
Câu 11: Địa hình khu vực Đông Bắc chủ yếu là:
A. Núi cao trên 2000m
B. Đồi núi thấp với hướng vòng cung
C. Cao nguyên xếp tầng
D. Dãy núi chạy song song, so le nhau
Câu 12: Điểm cực Đông của phần đất liền Việt Nam nằm ở đâu?
A. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
B. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
C. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
D. Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Câu 13: Theo Tổng cục Thống kê năm 2021, tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính nước ta là:
A. Khoảng 330 nghìn km2
B. Khoảng 660 nghìn km2
C. Khoảng 1.32 triệu km2
D. Khoảng 2.64 triệu km2
Câu 14: Địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất trong lãnh thổ Việt Nam?
A. Đồng bằng châu thổ
B. Đồi núi thấp
C. Núi cao trên 2000m
D. Cao nguyên đá vôi
Câu 15: Dải đồng bằng ven biển miền Trung kéo dài từ đâu đến đâu?
A. Thanh Hoá đến Bình Thuận
B. Hà Nội đến Hồ Chí Minh
C. Hà Tĩnh đến Phú Yên
D. Quảng Nam đến Quảng Ngãi
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
a) Đồi núi chiếm ¼ diện tích phần đất liền.
b) Đồi núi chiếm ¾ diện tích phần đất liền.
c) Đồi núi nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.
d) Đồi núi nước ta chủ yếu là đồi núi cao.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đặc điểm địa hình Việt Nam?
a) Địa hình đồi núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
b) Địa hình đồi núi cao trên 2000m chỉ chiếm 10% diện tích cả nước.
c) Đồi núi nước ta chạy dài 1400km, từ Tây Bắc tới Đồng bằng sông Cửu Long.
d) Đồi núi nước ta chạy dài 1400km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ.