Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG
(31 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Châu thổ sông Hồng tiếp nhận các yếu tố của văn hóa các nước
- A. Hy Lạp, Trung Hoa, Ấn Độ.
- B. Phương Tây, Ấn Độ, Trung Hoa.
- C. Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa.
- D. Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây.
Câu 2: Đặc điểm làng xưa ở vùng châu thổ sông Hồng là
- A. nhà mái ngói, cổng làng, đình làng.
- B. nhà ống, nhà mái ngói, nhà sàn.
- C. cổng làng, đình làng, chùa làng.
- D. cổng làng, đình làng, nhà ven sông.
Câu 3: Làng ở vùng châu thổ sông Hồng có tính
A. tập thể. | B. quần cư |
C. quần cư, biệt lập. | D. biệt lập. |
Câu 4: Trang phục hàng ngày và đi làm của cư dân vùng châu thổ sông Hồng là
- A. Hướng đến sự thích ứng với thiên nhiên vùng châu thổ nên thường là màu xanh.
- B. Hướng đến sự thích ứng với thiên nhiên vùng châu thổ nên thường là màu nâu.
- C. Hướng đến sự thích ứng với thiên nhiên vùng châu thổ nên thường là màu đỏ.
- D. Hướng đến sự thích ứng với thiên nhiên vùng châu thổ nên thường là màu trắng.
Câu 5: Phương tiện đi lại chủ yếu của châu thổ sông Cửu Long là
A. Ghe, xuồng nhỏ. | B. Ô tô. | C. Xe máy. | D. Xe xích lô. |
Câu 6: Nét đặc trưng của hoạt động giao thông vùng châu thổ sông Cửu Long là
A. Nhà văn hóa. | B. Chợ nổi. |
C. Nhà ba gian. | D. Nhà ống. |
Câu 7: Trang phục của người Nam Bộ xưa là
A. áo dài the, đội khăn xếp. | B. áo bà ba và khăn rằn. |
C. áo dài tứ thân. | D. áo bà ba và đội khăn xếp. |
Câu 8: Đến đầu thế kỉ XX, loại hình nghệ thuật được người dân Nam Bộ sáng tạo ra là?
- A. Đờn ca tài tử và sân khấu cải lương.
- B. Điệu hò và đờn ca tài tử.
- C. Các điệu lí và điệu hò.
- D. Nói vè, nói thơ và nói tuồng.
Câu 9: Sân khấu Dù kê là của dân tộc
A. Mường. | B. Tày. | C. Khơ-me. | D. Kinh. |
Câu 10: Đâu là lễ hội ở vùng châu thổ sông Hồng?
A. Nghinh Ông. | B. Đờn ca tài tử. |
C. Đền Hùng. | D. Cúng biển Mỹ Long. |
Câu 11: Loại hình dân ca, sân khấu truyền thống vùng châu thổ sông Hồng là
A. Các điệu lí. | B. Quan họ, hát xoan, chèo. |
C. Đờn ca tài tử. | D. Hò. |
Câu 12: Ẩm thực châu thổ sông Cửu Long là sự giao thoa văn hóa của
- A. Việt - Hoa - Khơ-me.
- B. Ấn Độ - Việt - Hoa.
- C. Hoa - Nhật - Khơ-me.
- D. Khơ-me - Hoa - Ấn Độ.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm về nét sống văn hóa đặc sắc ở vùng châu thổ sông Hồng?
- A. Có 3 gian với hệ thống vì kèo vững chãi, có vườn cây,...
- B. Sinh hoạt gắn liền với sông nước.
- C. Khi dựng nhà chú trọng đến sự hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên.
- D. Bữa ăn gồm có cơm - rau - cá (nước ngọt).
Câu 2: Ý nghĩa của lễ Kỳ yên ở các đình làng vùng châu thổ sông Cửu Long là
- A. Cầu một năm sung túc.
- B. Tưởng nhớ những người có công khai khẩn làng mạc.
- C. Cầu bình an, hạnh phúc.
- D. Cầu mưa thuận gió hòa, tưởng nhớ những người có công khai khẩn làng mạc.
Câu 3: Đâu không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?
- A. Xuất hiện các hiện tượng cực đoan.
- B. Thay đổi nhiệt độ và lượng mưa.
- C. Mực nước biển dâng.
- D. Hai châu thổ đều có vị trí giáp biển.
Câu 4: Biến đổi khí hậu làm lượng mưa trung bình năm ở hai vùng châu thổ có xu hướng
- A. giảm nhẹ và biến động theo mùa.
- B. tăng nhanh và biến động theo mùa
- C. tăng nhẹ và biến động theo mùa.
- D. giảm nhanh và biến động theo mùa.
Câu 5: Đâu không phải là các hiện tượng thời tiết cực đoan có ở Việt Nam?
A. Tuyết. | B. Dông lốc. | C. Bão. | D. Mưa lớn. |
Câu 6: Đâu là tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?
- A. Phá hủy các công trình xây dựng, nhà máy.
- B. Thiếu nguồn nước sinh hoạt.
- C. Làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.
- D. Tàn phá nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng.
Câu 7: Đâu không phải là tác động của biến đổi khí hậu đối ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?
- A. Thay đổi thời vụ sản xuất, cơ cấu cây trồng.
- B. Phát sinh nhiều loại sâu bệnh mới, giảm năng suất nông sản.
- C. Suy giảm đa dạng sinh học, tăng nguy cơ cháy rừng.
- D. Tác động bất lợi đến hoạt động của ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch.
Câu 8: Đâu không phải là tác động của biến đổi khí hậu đối với xã hội?
- A. Dịch bệnh gia tăng, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
- B. Làm mất địa bàn cư trú của người dân ven biển.
- C. Thiếu nguồn nước và năng lượng cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
- D. Gây thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Những vùng chịu rủi ro cao và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu là
- A. Đông Nam Bộ và châu thổ sông Hồng.
- B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- C. Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.
- D. Châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
Câu 2: Để ứng phó với biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ, cần thực hiện song song hai biện pháp nào?
- A. Giảm nhẹ với biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- B. Chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi.
- C. Trồng và chăm sóc cây xanh.
- D. Sử dụng hợp lí nguồn điện, nước.
Câu 3: Điểm khác biệt về biến đổi khí hậu vùng châu thổ sông Cửu Long so với sông Hồng là?
- A. Bị hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề hơn.
- B. Nước lũ dâng cao.
- C. Sạt lở đất nghiêm trọng.
- D. Xuất hiện lốc xoáy, dông lốc.
Câu 4: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là
- A. Xây dựng hệ thống đê điều.
- B. Chủ động chung sống với lũ.
- C. Tăng cường công tác dự báo lũ.
- D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.
4. VẬN DỤNG CAO (7 CÂU)
Câu 1: Theo Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020, nếu mực nước biển dâng 100m sẽ dẫn tới hậu quả gì?
- A. Châu thổ sông Cửu Long có 13,2 diện tích bị ngập, châu thổ sông Hồng có nguy cơ ngập 47,3% diện tích.
- B. Sông Đồng Nai có 13,2 diện tích bị ngập, châu thổ sông Cửu Long có nguy cơ ngập 47,3% diện tích.
- C. Châu thổ sông Hồng có 13,2 diện tích bị ngập, châu thổ sông Cửu Long có nguy cơ ngập 47,3% diện tích.
- D. Châu thổ sông Hồng có 13,2 diện tích bị ngập, sông Mê Công có nguy cơ ngập 47,3% diện tích.
Câu 2: Theo Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020, nếu mực nước biển dâng 1m sẽ dẫn tới hậu quả gì?
- A. Giao thông vận tải ở châu thổ sông Hồng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước.
- B. Giao thông vận tải ở châu thổ sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước.
- C. Giao thông vận tải ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề.
- D. Giao thông vận tải biển bị kìm hãm, kim ngạch xuất khẩu giảm.
Câu 3: Theo Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020, nếu nhiệt độ tăng dẫn tới hậu quả gì?
- A. Vụ đông ở miền Bắc bị rút ngắn lại, thậm chí không có vụ đông.
- B. Thời gian khô hạn kéo dài, từ 5 - 9 tháng.
- C. Miền Bắc chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa.
- D. Khả năng ngập lụt giảm.
Câu 4: Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở vùng châu thổ sông Hồng cần
- A. Đẩy mạnh trồng rừng và tái tạo rừng, giảm lượng khí nhà kính.
- B. Quy hoạch 3 tiểu vùng sinh thái.
- C. Phát triển công nghiệp xanh.
- D. Sử dụng nước tiết kiệm.
Câu 5: Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở vùng châu thổ sông Cửu Long cần
- A. Nâng cao năng lực dự báo, vận hành các hồ chứa, đập xả trữ nước thủy điện.
- B. Quy hoạch 3 tiểu vùng sinh thái: nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
- C. Tăng cường bảo vệ rừng, đa dạng sinh học.
- D. Tăng cường sử dụng năng lượng mới, giảm lượng khí nhà kính.
Câu 6: Để thích ứng biến đổi khí hậu ở vùng châu thổ sông Hồng cần
- A. Xây dựng các công trình thủy lợi, chống xâm nhập mặn.
- B. Chuyển đổi thời vụ sản xuất, sử dụng giống lúa chịu phèn.
- C. Sử dụng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu như lúa - tôm, lúa - cá.
- D. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi thích ứng với nhiệt độ tăng cao.
Câu 7: Để thích ứng biến đổi khí hậu ở vùng châu thổ sông Cửu Long cần
- A. Xây dựng hệ thống bờ ao, chống sạt lở bờ sông, biển.
- B. Điều tiết nguồn nước từ các công trình thủy điện ở thượng lưu.
- C. Hạn chế phát thải công nghiệp.
- D. Thay đổi thời vụ sản xuất (vụ đông).
=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long