Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2 

ĐỀ SỐ 04:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm:

A. cận xích đạo gió mùa.

B. nhiệt đới gió mùa.

C. ôn đới lục địa.

D. nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 2: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hai nhánh sông chính nào?

A. Sông Mê Công và sông Tiền.

B. Sông Hồng và sông Cả.

C. Sông Tiền và sông Lắk.

D. Sông Tiền và sông Hậu.

Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm về sinh vật vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.

B. Tài nguyên sinh vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao với rừng ngập mặn ven biển.

C. Có nhiều bãi cá, tôm.

D. Có hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Câu 4: Đảo và quần đảo vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều nhất ở đâu?

A. Trong Vịnh Thái Lan.

B. Phía Nam.

C. Vùng cửa sông Cửu Long.

D. Phía Đông Nam.

Câu 5: Đâu là hạn chế lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. mùa khô kéo dài.

B. tài nguyên khoáng sản ít.

C. có nhiều ô trũng ngập nước.

D. đất phèn chiếm diện tích lớn.

Câu 6: Chế độ lũ sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì?

A. Lên chậm, rút chậm.

B. Lên nhanh, rút nhanh.

C. Lên chậm, rút nhanh.

D. Lên nhanh, rút chậm.

Câu 7: Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

A. Thay đổi cơ cấu cây trồng như mía.

B. Nguồn nước ngọt tăng.

C. Nền an ninh lương thực, an ninh nguồn nước bị suy giảm; ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.

D. Nhu cầu thiết yếu về thực phẩm và nước không được cân đối.

Câu 8: Ngành kinh tế biển hàng đầu ở nước ta hiện nay là:

A. Khai thác hải sản.

B. Khai thác cây ăn quả.

C. Khai thác cây lương thực.

D. Khai thác dầu khí.

Câu 9: Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:

A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo. 

B. Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà. 

C. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo. 

D. Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quý.

Câu 10: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào?

A. Kiên Giang.

B. Khánh Hòa.

C. Đà Nẵng.

D. TP Hồ Chí Minh.

Câu 11: Biển Mũi Né thuộc tỉnh, thành phố nào?

A. Quảng Ngãi.

B. Đà Nẵng.

C. Bình Thuận.

D. Phú Yên.

Câu 12: Xã hội công nghiệp hình thành đầu tiên thế giới ở châu Âu vào: 

A. thế kỉ XIII.

B. thế kỉ VIII.

C. thế kỉ XV.

D. thế kỉ XVIII.

Câu 13: Ý nghĩa của đô thị đối với phát triển trung tâm chính trị - văn hóa - giáo dục là:

A. Cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của các địa phương trong vùng.

B. Làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, góp phần làm tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người dân trong vùng.

C. Tạo động lực phát triển kinh tế vùng.

D. Tăng tính liên kết trong hoạt động sản xuất, trao đổi, buôn bán giữa các địa phương trong vùng.

Câu 14: Hành lang đô thị Đông Bắc Mỹ kéo dài: 

A. Boston đến Washington.

B. Washington đến Los Angeles.

C. Boston đến New York.

D. Washington đến Chicago.

Câu 15: Trang phục hàng ngày và đi làm của cư dân vùng châu thổ sông Hồng là:

A. Hướng đến sự thích ứng với thiên nhiên vùng châu thổ nên thường là màu xanh.

B. Hướng đến sự thích ứng với thiên nhiên vùng châu thổ nên thường là màu nâu.

C. Hướng đến sự thích ứng với thiên nhiên vùng châu thổ nên thường là màu đỏ.

D. Hướng đến sự thích ứng với thiên nhiên vùng châu thổ nên thường là màu trắng.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Trong một buổi thảo luận, các học sinh đã trao đổi về ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo và đã đưa ra những nhận định như sau:

a) Việc phát triển kinh tế biển, đảo giúp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên biển để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là các ngành như thủy sản, du lịch, năng lượng tái tạo (gió, sóng), và cảng biển.

b) Khai thác dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, do đó chúng ta cần ưu tiên phát triển ngành này mà không cần quan tâm đến tác động môi trường.

c) Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường không cần phải đi đôi với nhau.

d) Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo không chỉ nâng cao thu nhập quốc dân mà còn giúp cải thiện đời sống cho cư dân ven biển, đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:

“Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã khẳng định vị thế là vựa lúa, thủy sản, cây ăn quả hàng đầu của cả nước, góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước với sản lượng lúa đạt 24,2 triệu tấn chiếm 55,4% sản lượng lúa cả nước; sản lượng trái cây 4,3 triệu tấn, chiếm 60% cả nước; sản lượng thủy sản khoảng 4,79 triệu tấn chiếm 55,7% sản lượng thủy sản của cả nước.”

(Nguồn: senvangdata.com.vn)

a) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn một nửa sản lượng lúa của cả nước.

b) Tỷ lệ sản lượng trái cây chiếm cao nhất trong ba nhóm sản phẩm chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long.

c) Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp một phần nhỏ vào tổng sản lượng cả nước.

d) Đồng bằng sông Cửu Long là yếu tố quyết định đến an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay