Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Tam giác công nghiệp mạnh nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm những thành phố nào?
A. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
B. TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
C. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
D. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.
Câu 2: Mục tiêu phát triển chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai là gì?
A. Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao; hình thành các khu công nghiệp tập trung.
B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.
C. Cần chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
D. Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 3: Điểm chung về thế mạnh của các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam là gì?
A. Lịch sử khai thác lâu đời.
B. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
C. Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao.
D. Tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất.
Câu 4: TP Hồ Chí Minh có vai trò và vị thế gì trong nền kinh tế Việt Nam?
A. Là trung tâm văn hóa, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.
B. Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ.
C. Là trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.
D. Là trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, các hoạt động nội thương, ngoại thương diễn ra sôi nổi.
Câu 5: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có ưu thế gì nổi bật so với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
A. lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta.
B. các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc.
C. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
D. tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
Câu 6: Đâu là vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
- Thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.
- Thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Thu hút mạnh mẽ lao động cả nước.
- Góp phần giải quyết việc làm.
- Đời sống nhân dân bị ảnh hưởng, nạn thất nghiệp tăng.
Số đáp án đúng là?
A. 4.
B. 6.
C. 2.
D. 1.
Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư vùng Đông Nam Bộ?
A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.
B. Thị trường tiêu thụ nhỏ.
C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm về vị thế của TP Hồ Chí Minh?
A. Đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo,...
B. Thu nhập bình quân đầu người luôn đứng đầu cả nước.
C. Không thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
D. Đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế của cả nước.
Câu 9: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là
A. Dệt may, da - giày, gốm sứ.
B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
C. Chế biến lương thực - thực phẩm, cơ khí.
D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Câu 10: Đông Nam Bộ có thế mạnh trong khai thác thủy sản nhờ
A. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
B. Có nhiều ao hồ, đầm.
C. Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú.
D. Các bãi triều, đầm phá, vũng vịnh.
Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm về nguồn lao động ở vùng Đông Nam Bộ?
A. Có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.
B. Nguồn lao động dồi dào.
C. Nhiều lao động lành nghề, có trình độ cao.
D. Năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Câu 12: Đâu không phải là đặc điểm về khí hậu vùng Đông Nam Bộ?
A. Nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
B. Có hai mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
C. Nền nhiệt độ cao và nóng quanh năm.
D. Nhiều thiên tai.
Câu 13: Điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là
A. Dân cư đông đúc, năng động.
B. Nhiều bãi biển đẹp, vườn quốc gia, di tích lịch sử.
C. Thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên.
D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 14: Đâu không phải là hạn chế về khí hậu vùng Đông Nam Bộ?
A. Mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
B. Tình trạng xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, ven biển.
C. Mùa khô kéo dài làm tăng trưởng hoạt động sản xuất.
D. Hiện tượng ngập úng khi mùa mưa đến.
Câu 15: Đâu là đặc điểm về du lịch biển vùng Đông Nam Bộ?
A. Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, giao dịch thanh toán, tư vấn kế toán - kiểm toán,...
B. Đồng bộ hệ thống logistic gắn với hệ thống bến cảng, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm.
C. Bãi biển đẹp; hình thành các khu du lịch sinh thái, du lịch khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia.
D. Phát triển hệ thống cảng biển trung chuyển quốc tế và trong nước.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................