Phiếu trắc nghiệm HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 2: Phát triển bản thân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2: Phát triển bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều
BÀI 2: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo em, tranh biện là gì?
- Là một hình thức thuyết trình những hiểu biết, ý kiến cá nhân của bản thân về một vấn đề trong cuộc sống.
- Là cuộc hội thoại giữa hai nhau nhiều người bàn về một chủ đề trong cuộc sống tuy nhiên không đi tới kết luận chung của các ý kiến trái chiều.
- Là một quá trình thuyết phục một người tin theo ý kiến cá nhân của bản thân nhưng không có sự logic trong tư duy.
- Là một hình thức diễn thuyết công khai giữa hai người hoặc nhiều người cùng bàn luận, đưa ra lý lẽ của bản thân về một vấn đề trong cuộc sống
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Tranh biện có điểm giống với thuyết trình vì người nói đều phải trình bày những lập luận, quan điểm của bản thân về một vấn đề nào đó.
- Tranh biện giống như việc thuyết trình trước đám đông liên quan đến ý kiến, quan điểm của bản thân về một vấn đề trong cuộc sống.
- Tranh biện không hoàn toàn giống với thuyết trình khi người nói phải thuyết phục đối phương bằng những lí lẽ thích đáng.
- Tranh biện là sự phát triển cao hơn của thuyết trình khi mà người nói phải đưa ra các bằng chứng thuyết phục, không đơn thuần chỉ là diễn giải quan điểm.
Câu 3: Mục đích cuối cùng của tranh biện là:
- Tìm ra được cá nhân có lí lẽ thuyết phục nhất.
- Giải quyết được tất cả các khúc mắc, xung đột.
- Phân định quan điểm đúng hay sai.
- Phân định sự thắng thua giữa 2 hay nhiều quan điểm được nêu ra.
Câu 4: Đâu không phải tính từ để miêu tả nét đặc trưng tính cách của bản thân:
- Dịu dàng.
- Mạnh mẽ.
- Hoạt bát.
- Xấu xí.
Câu 5: Theo em có mấy bước để thực hiện tranh biện một vấn đề?
- Có 3 bước: trình bày quan điểm, đưa ra lí lẽ và kết luận.
- Có 5 bước: trình bày ý kiến, nêu ý kiến trái chiều, đưa ra lí lẽ, đưa ra lập luận và kết luận.
- Có 2 bước: trình bày ý kiến, đưa ra lí lẽ, quan điểm.
- Có 4 bước: trình bày ý kiến, đưa ra lập luận, đưa ra ý kiến trái chiều và kết luận.
Câu 6: Theo em, thương thuyết là gì?
- Là tổng hợp của các kĩ năng lập luận, phân tích, so sánh, đọc vị để đưa ra kết luận có lợi cho bản thân.
- Là tổng hòa của các kì năng như tranh biện, đàm phán, lập luận và đưa ra kết quả làm hài lòng các bên.
- Là sự kết hợp giữa các kĩ năng trong đàm phán nhằm đảm bảo quyền lợi lớn nhất của các nhân.
- Là bước cuối cùng của quá trình tranh biện nhằm đưa ra sự hòa hợp giữa hai luồng ý kiến ủng hộ và phản đối.
Câu 7: Tầm quan trọng của kỹ năng tranh biện?
- Thể hiện sự hiểu biết của bản thân.
- Củng cố được tiếng nói của bản thân.
- Nâng cao vị thế của bản thân với người khác.
- Tăng cường tư duy logic và phản biện.
Câu 8: Cần có những phẩm chất nào để thương thuyết thành công?
- Bộc trực, thẳng thắn, cương nghị.
- Mềm dẻo, lắng nghe, cương quyết.
- Thẳng thắn, cương trực, tự tin.
- Tự tin, thiện chí, mềm dẻo, linh hoạt.
Câu 9: Người hướng ngoại là người có đặc điểm nào?
- Dễ cảm thông với người khác.
- Thích hoạt động cá nhân.
- Thích ở một mình.
- Thích tham gia các hoạt động tập thể.
Câu 10: Cách nhận biết nét đặc trưng tính cách của bản thân?
- Dựa trên biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày.
- Dựa trên sự phán xét của người khác.
- Dựa trên đặc điểm tính cách của mọi người trong gia đình.
- Dựa trên tính cách của các bạn chơi cùng.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là một chủ đề có thể tranh biện?
- Thức khuya chơi điện tử có hại cho sức khỏe.
- Việc sử dụng các phương tiện bằng điện cũng gây hại cho môi trường.
- Trái Đất quay quanh Mặt trời.
- Lịch sử là một môn học khá khô khan, nhàm chán.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực?
- Nhận biết tình huống đang xảy ra tại thời điểm cụ thể.
- Kiềm chế suy nghĩ, hành động tiêu cực do cảm xúc gây ra.
- Giấu kín cảm xúc tiêu cực coi đó là bí mật của bản thân.
- Chia sẻ với những người mình tin tưởng.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách tranh biện hiệu quả?
- Trình bày, lập luận rõ ràng, chặt chẽ.
- Xác định lí luận cho hai luồng ý kiến ủng hộ và phản đối.
- Tự tin, cởi mở, thẳng thắn.
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến đối phương
Câu 4: Đâu không phải là trường hợp cần thương thuyết?
- Nam muốn xin đi chơi nhưng mẹ không cho vì Nam chưa làm xong bài.
- Hai bạn trong lớp cùng tranh nhau ngồi đầu hàng để cầm biển tên của lớp.
- Nhà trường quy định học sinh phải mặc đồng phục đúng quy định khi tới lớp.
- Đối tác yêu cầu công ty A bàn giao sản phẩm nhưng do báo gấp nên không thể hoàn thành kịp.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây là không đúng về người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc?
- Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống, hoàn cảnh.
- Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có tính cách hướng nội, ngại giao tiếp.
- Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
- Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Mai và Trâm là đôi bạn thân, học cùng lớp, lại ngồi cùng một bàn. Trong giờ kiểm tra Hóa tuần trước, Mai không làm được bài nên bảo Trâm cho mình chép bài nhưng Trâm từ chối. Từ hôm ấy Mai giận Trâm nên tránh mặt. Nếu em là Trâm, em sẽ làm gì?
- Không giao tiếp và giữ khoảng cách với Mai để Mai tự giác trong học tập hơn.
- Chủ động tìm Mai giải thích lí do mình không cho bạn chép bài để bạn cố gắng ôn bài và học bài tốt hơn.
- Giữ khoảng cách với Mai vì Mai là học sinh không trung thực trong học tập, không có ý thức tự giác.
- Không chơi với Mai vì Mai không muốn nói chuyện hay tiếp xúc nữa.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng về người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc?
- Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
- Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường thể hiện cảm xúc thật trong mọi hoàn cảnh.
- Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường khó có thể nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm.
- Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có tính cách hướng nội, ngại giao tiếp.
Câu 3: Ý nào sau đây được xem là một trong những cách thương thuyết?
- Nêu những điều có lợi cho bản thân và bất lợi cho đối phương.
- Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn chưa thể thoả thuận được, cần chờ thời gian hợp lí khác để giải quyết vấn đề.
- Nhấn mạnh lại ý kiến của mình khi hai bên đã đạt được sự đồng thuận.
- Lắng nghe đối phương và đưa ra một thỏa hiệp có lợi cho bản thân.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Nhà cung ứng A muốn kí kết hợp đồng với cửa hàng B. Tuy nhiên cửa hàng B yêu cầu số lượng lớn hàng hóa và phải giao trong thời gian ngắn. Để thuyết phục cửa hàng B kí kết hợp đồng, nhà cung ứng A có hứa sẽ đền bù thiệt hại nếu không thực hiện đúng hợp đồng. Nhà cung ứng A đã dùng phương pháp nào khi thương thuyết ?
- Phân tích sự ưu thế của mình để đối phương quyết định.
- Chú trọng phân tích lợi ích của cửa hàng B khi kí hợp đồng.
- Đánh vào lợi nhuận mà cửa hàng B sẽ đạt được..
- Hướng tới sự cam kết và lợi ích của đối phương
Câu 2: Trong buổi sinh hoạt lớp, lớp trưởng phê bình em gay gắt vì không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Để giải quyết tình huống, em sẽ làm gì?
- Lập tức đưa ra sự lí lẽ để phản bác lại sự gay gắt của bạn lớp trưởng.
- Giữ bình tĩnh và làm không khí buổi sinh hoạt nhẹ nhàng hơn bằng cách giải thích cho bạn lí do không hoàn thanh đồng thời nhận lỗi trước lớp.
- Nêu ra những điểm chưa tốt của bạn để bạn không phê bình mình nữa.
- Giải thích những lí do khách quan xảy ra khiến bản thân không hoàn thành nhiệm vụ.