Phiếu trắc nghiệm HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 3: Sống có trách nhiệm
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3: Sống có trách nhiệm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều
BÀI 3: SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo em, trách nhiệm là gì?
- Là những điều mình muốn làm và mong muốn được làm.
- Là những điều gia đình, thấy có mong muốn mình làm
- Là những điều mình phải thực hiện trong giai đoạn là học sinh.
- Là những điều đúng đắn mình cần làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trách nhiệm?
- Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.
- Làm cho con người trưởng thành hơn.
- Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao.
- Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 3: Tại sao phải sống có trách nhiệm?
- Làm cho bản thân sống có ích hơn.
- Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
- Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.
- Làm cho bản thân học giỏi hơn.
Câu 4: Dấu hiệu của người sống có trách nhiệm là:
- Biết đặt ra giới hạn cho bản thân.
- Biết quản lí chi tiêu.
- Biết quản lí cảm xúc.
- Biết đặt ra mục tiêu cho hoạt động của bản thân.
Câu 5: Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với xã hội?
- Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không làm việc gì ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.
- Hoàn thành công việc được giao và không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
- Phấn đấu trở thành học sinh giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo.
Câu 6: Theo em, quảng cáo, tiếp thị có ảnh hưởng như thế nào đối với khách hàng?
- Đem lại lợi nhuận cho các bên cung cấp dịch vụ quảng cáo, tiếp thị.
- Thuyết phục khách hàng đó là sản phẩm ưu việt, đáng để trả tiền
- Tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm của công ty
- Đưa ra hình ảnh mang tính chất biểu tượng cho công ty.
Câu 7: Loại hình quảng cáo nào em thường thấy nhất khi sử dụng các thiết bị điện tử là gì?
- Quảng cáo trực tuyến
- Quảng cáo ngoài trời.
- Quảng cáo truyền thông.
- Quảng cáo bán lẻ.
Câu 8: Nên làm gì để thực hiện chi tiêu phù hợp trước ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo?
- Tải các ứng dụng mua sắm trực tuyến để lựa chọn đa dạng các mặt hàng.
- Mua sắm theo các quảng cáo, bài đánh giá trên mạng.
- Xem các quảng cáo để có sự lựa chọn theo mẫu ưng ý.
- Xem xét các chính sách của sản phẩm và chính sách khuyến mại.
Câu 9: Theo em như thế nào được coi là người có trách nhiệm với chi tiêu cá nhân?
- Là người mua và sử dụng các sản phẩm đúng mục đích, nhu cầu, yêu cầu không gây ra tình trạng lãng phí
- Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo đúng sở thích, mong muốn của bản thân
- Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo phong trào.
- Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo sự tư vấn của của mọi người và không quan tâm đến sự thiết yếu của sản phẩm
Câu 10: Vai trò của tính tự chủ là?
- Nâng cao giá trị bản thân
- Đánh giá được năng lực của bản thân
- Giảm bớt sự va chạm, mâu thuẫn.
- Được nhiều người ngưỡng mộ.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Đâu không phải là yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cá nhân?
- Sản phẩm được bày bán công khai.
- Chiến dịch quảng cáo, tiếp thị về sản phẩm.
- Gía thành của sản phẩm.
- Sở thích và nhu cầu mua sắm của bản thân.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về lợi ích của quảng cáo, tiếp thị?
- Cải thiện nhận thức của khách hàng về thương hiệu hoặc văn hóa doanh nghiệp
- Giữ chân cơ sở khách hàng hiện tại
- Phân bổ các mặt hàng tới đúng các đối tượng cần sử dụng.
- Quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ mới cho khách hàng tiềm năng
Câu 3: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về người sống có trách nhiệm?
- Né tránh nhìn nhận sự việc.
- Biết quý trọng thời gian, luôn đúng giờ.
- Biết lập kế hoạch cho cuộc sống sinh hoạt.
- Thực hiện các kế hoạch đã đề ra hoặc được giao.
Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của người có trách nhiệm với các hoạt động chung?
- Tuân thủ đúng pháp luật.
- Không muốn tham gia các hoạt động, ngại nhận công việc của tập thể.
- Không làm việc gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
- Tích cực tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng tránh các tệ nạn xã hội.
Câu 5: Ý nào sau đây không thể hiện sự trách nhiệm trong chi tiêu của bản thân?
- Lên kế hoạch chi tiêu hợp lí, chi tiết, lập danh sách các sản phẩm cần mua trước khi mua sắm.
- Cả nhóm bạn rủ nhau đi xem phim tuy nhiên trời mưa nên Nam nói “Trời mưa rồi chúng mình về nhà đi. Ngày mai rồi đi xem phim nhé”.
- Tạo thói quen theo dõi thu chi cá nhân, quản lí chi tiêu không vượt quá mức sống.
- Không để bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi, tiếp thị, quảng cáo mà cần đánh giá đúng nhu cầu với sản phẩm.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Khi mắc lỗi, người sống có trách nhiệm thường?
- Thừa nhận sai trái và rút ra bài học kinh nghiệm
- Than thở và tìm lí do giải thích cho lỗi sai đó.
- Tìm người bao che, bảo vệ cho mình.
- Tìm cách đổ lỗi cho người khác.
Câu 2: Để người dùng dễ dàng tiếp cận và tăng doanh thu sản phẩm, các nhà bán lẻ, các nhãn hàng đã bỏ ra chi phí để làm các biển quảng cáo trên các đường lớn và đông đúc người qua lại. Đây có có được coi là hành động nào?
- Đây là hành vi tiếp thị sản phẩm bằng những hình ảnh, video mang đến thông điệp hoặc thông tin sản phẩm..
- Đây là hành vi tiếp thị sản phẩm thông qua hình ảnh mang tính chất biểu tượng để thu hút sự chú ý đến nhãn hàng.
- Đây là hành vi quảng bá sản phẩm thông qua hình ảnh mang tính chất biểu tượng để thu hút sự chú ý đến nhãn hàng.
- Đây là hành vi quảng cáo sản phẩm bằng những hình ảnh, video mang đến thông điệp hoặc thông tin sản phẩm.
Câu 3: Để thực hiện lối sống có trách nhiệm cần làm gì?
- Đưa ra nhiều cách khác nhau để thực hiện cam kết.
- Lập kế hoạch thực hiện cam kết.
- Thực hiện cam kết từng ngày theo sở thích.
- Lắng nghe các ý kiến khác để thay đổi kế hoạch.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Minh, Long và Huy chơi thân với nhau. Một lần, giữa Long và Huy xảy ra mâu thuẫn. Long tức giận nên đã rủ Minh không chơi với Huy nữa. Nếu em là Minh em sẽ làm gì?
- Em sẽ từ chối thẳng bạn Long và tránh xa bạn Huy.
- Em sẽ khuyên bạn nên làm chủ cảm xúc, làm hòa với nhau, không nên có suy nghĩ tiêu cực như thế
- Em sẽ từ chối bạn Long và chơi cùng bạn Huy
- Em sẽ không chơi với bạn nào nữa.
Câu 2: Duy được các bạn trong lớp rủ tham gia văn nghệ lớp nhưng mẹ Duy đang bị ốm, bố Duy đi làm xa. Duy đã không tham gia cùng các bạn và về nhà chăm sóc mẹ. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
- Duy là người con hiếu thảo, có trách nhiệm với mẹ
- Duy đã biết cách từ chối lời đề nghị vượt quá khả năng.
- Duy đã sử dụng kĩ năng từ chối và là người con có trách nhiệm
- Duy đã sống đúng với trách nhiệm của mình với gia đình.