Phiếu trắc nghiệm HĐTN 8 kết nối Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức

 

BÀI 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1:  Theo em, trách nhiệm là gì?

  1. Là những điều mình muốn làm và mong muốn được làm.
  2. Là những điều đúng đắn mình cần làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.
  3. Là những điều mình phải thực hiện trong giai đoạn là học sinh.
  4. Là những điều gia đình, thấy có mong muốn mình làm.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trách nhiệm?

  1. Làm cho con người trưởng thành hơn.
  2. Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao.
  3. Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.
  4. Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 3: Tại sao phải sống có trách nhiệm?

  1. Làm cho bản thân sống có ích hơn.
  2. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.
  3. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
  4. Làm cho bản thân học giỏi hơn.

Câu 4: Dấu hiệu của người sống có trách nhiệm là:

  1. Biết lắng nghe, chia sẻ.
  2. Biết quản lí thời gian.
  3. Biết quản lí cảm xúc.
  4. Biết coi trọng thời gian.

Câu 5: Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với xã hội?

  1. Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
  2. Phấn đấu trở thành học sinh giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo.
  3. Hoàn thành công việc được giao và không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
  4. Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không làm việc gì ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.

Câu 6: Theo em, thế nào là kỹ năng từ chối gì?

  1. Sử dụng ngôn ngữ và thái độ để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thích.
  2. Sử dụng cử chỉ, hành động bạn cho là phù hợp để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không muốn thực hiện một công việc.
  3. Sử dụng ngôn ngữ, hành động để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thể chấp thuận lời đề nghị của đối phương.
  4. Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động và thái độ đúng mực để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thể chấp thuận lời đề nghị của đối phương.

Câu 7: Có mấy dạng câu từ chối nào?

  1. Có 1 dạng câu từ chối.
  2. Có 4 dạng câu từ chối.
  3. Có 2 dạng câu từ chối.
  4. Có 3 dạng câu từ chối.

Câu 8: Đối với tình huống nguy hiểm nên đưa ra câu từ chối nào?

  1. Từ chối quyết liệt, gay gắt.
  2. Từ chối thương lượng bằng cách đưa ra phương án khác.
  3. Từ chối trì hoãn bằng cách đưa ra một lí do.
  4. Từ chối thẳng, dứt khoát.

Câu 9: Khi nào sử dụng lời từ chối thương lượng?

  1. Tình huống không thể thực hiện được.
  2. Tình huống nguy hiểm.
  3. Tình huống vượt quá khả năng.
  4. Tình huống không phù hợp với nhu cầu, sở thích cá nhân.

Câu 10: Vai trò của kỹ năng từ chối là?

  1. Bảo vệ bản thân khỏi những tình huống xấu.
  2. Nâng cao giá trị bản thân.
  3. Được nhiều người ngưỡng mộ.
  4. Giảm bớt sự va chạm, mâu thuẫn.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đâu không phải là tình huống cần sử dụng kĩ năng từ chối?

  1. Mẹ nhờ bạn lau nhà khi bạn đang có thời gian rảnh.
  2. Bạn bè rủ bạn đi chơi điện tử sau giờ học.
  3. Người lạ có ý đồ tiếp xúc và cho bạn một món đồ bạn thích.
  4. Bố nhờ bạn giúp bố trông em trong khi bạn đang học bài.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thể hiện kĩ năng từ chối?

  1. M nói không khi N rủ đi tắm sông vì thời tiết hôm nay nắng nóng.
  2. L hẹn H hôm khác đi xem phim vì L còn phải giúp mẹ làm việc nhà.
  3. K gợi ý cùng nhóm bạn đi cắm trại thay vì đi chơi công viên.
  4. A khuyên B nên để dành tiền mua sách vở thì hợp lí hơn là mua đồ chơi.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về người sống có trách nhiệm?

  1. Né tránh nhìn nhận sự việc.
  2. Biết quý trọng thời gian, luôn đúng giờ.
  3. Biết lập kế hoạch cho cuộc sống sinh hoạt.
  4. Thực hiện các kế hoạch đã đề ra hoặc được giao.

Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của người có trách nhiệm với các hoạt động chung?

  1. Tuân thủ đúng pháp luật.
  2. Không muốn tham gia các hoạt động, ngại nhận công việc của tập thể.
  3. Không làm việc gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
  4. Tích cực tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng tránh các tệ nạn xã hội.

Câu 5: Ý nào sau đây không phải cách thể sự từ chối?

  1. Trên đường đi học về Nam mời Lan tối nay tới dự sinh nhật nhưng do Lan sợ sợ trời tối nên đáp “Xin lỗi bạn nhé. Hôm nay gia đình tớ có việc nên tớ k thể đến dự sinh nhật bạn được”.
  2. Cả nhóm bạn rủ nhau đi xem phim tuy nhiên trời mưa nên Nam nói “Trời mưa rồi chúng mình về nhà đi. Ngày mai rồi đi xem phim nhé”.
  3. Hoa bị một người lạ mặt cho một túi bánh. Lan không nhận và đáp “Cháu không lấy đâu ạ”.
  4. Đào rủ An cùng tham gia câu lạc bộ thiếu nhi cả xóm. An đáp “Theo mình, chúng ta nên tham gia câu lạc bộ văn nghệ thì hơn”.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Khi mắc lỗi, người sống có trách nhiệm thường?

  1. Tìm người bao che, bảo vệ cho mình.
  2. Than thở và tìm lí do giải thích cho lỗi sai đó.
  3. Thừa nhận sai trái và rút ra bài học kinh nghiệm.
  4. Tìm cách đổ lỗi cho người khác.

Câu 2: Lan rủ Hà đi sau giờ học qua nhà bạn ấy để chơi nhảy dây. Hà đáp “Hôm nay mình còn phải đi thăm bà. Hẹn bạn khi khác nhé”. Hà đã sử dụng cách từ chối trong tình huống nào?

  1. Tình huống nguy hiểm.
  2. Tình huống không phù hợp với sở thích cá nhân.
  3. Tình huống không phù hợp với nhu cầu.
  4. Tình huống vượt quá khả năng.

Câu 3: Để thực hiện cam kết đề ra một cách hiệu quả cần làm gì?

  1. Lập kế hoạch thực hiện cam kết.
  2. Đưa ra nhiều cách khác nhau để thực hiện cam kết.
  3. Thực hiện cam kết từng ngày theo sở thích.
  4. Lắng nghe các ý kiến khác để thay đổi kế hoạch.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Minh, Long và Huy chơi thân với nhau. Một lần, giữa Long và Huy xảy ra mâu thuẫn. Long tức giận nên đã rủ Minh không chơi với Huy nữa. Nếu em là Minh em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ khuyên bạn nên làm hòa với nhau thì tốt hơn, không nên làm như thế.
  2. Em sẽ từ chối thẳng bạn Long và tránh xa bạn Huy.
  3. Em sẽ không chơi với bạn nào nữa.
  4. Em sẽ từ chối bạn Long và chơi cùng bạn Huy.

Câu 2: Duy được các bạn trong lớp rủ tham gia văn nghệ lớp nhưng mẹ Duy đang bị ốm, bố Duy đi làm xa. Duy đã không tham gia cùng các bạn và về nhà chăm sóc mẹ. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  1. Duy là người con hiếu thảo, có trách nhiệm với mẹ
  2. Duy đã sử dụng kĩ năng từ chối và là người con có trách nhiệm.
  3. Duy đã biết cách từ chối lời đề nghị vượt quá khả năng.
  4. Duy đã sống đúng với trách nhiệm của mình với gia đình.

 

 

=> Giáo án HĐTN 8 kết nối Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân - Tuần 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay