Phiếu trắc nghiệm HĐTN 8 kết nối Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

A.    PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1:  Trước vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của quê hương, cảm xúc của em:

  • A. Vui sướng, tự hào
  • B. Bình thường vì đâu cũng có cảnh đẹp
  • C. Xúc động và kiêu hãnh.
  • D. Hồi hộp, lo lắng

Câu 2: Học sinh có trách nhiệm nào sau đây để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương. Chọn phương án chưa đúng:

  • A. Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.
  • B. Leo trèo, chụp ảnh những khu vực cấm để đăng tải mạng xã hội để nhiều người biết đến.
  • C. Không viết, vẽ bậy lên tường ở các cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.
  • D. Không vứt rác bừa bãi

Câu 3: Đâu không phải là thiên tai:

  • A. Bão, lũ lụt
  • B. Hạn hán, sạt lở đất
  • C. Mưa ngâu, mưa phùn
  • D. Động đất, sóng thần

Câu 4: Thiệt hại nặng nề nhất mà thiên tai mạng lại là:

  • A. tài sản
  • B. con người
  • C. trì trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh
  • D. môi trường.

Câu 5: Em không thể thực hiện hành đồng nào dưới đây để góp phần phòng và giảm nhẹ thiên tai?

  • A. Kêu gọi quyên góp ủng hộ
  • B. Huy động người dân và những thanh niên trong đội để đi giúp đỡ khắc phục hậu quả của thiên tai
  • C. Tuyên truyền về các biện pháp phòng tránh
  • D. Dự báo thiên tai, đưa ra các tình huống xử lí tránh thiệt hại về người và của.

Câu 6: Theo em, chính quyền địa phương cần có những hành động gì để góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương:

  • A. Xử phạt nghiêm những hành vi làm thay đổi, biến dạng hình dáng, sự hài hòa trong không gian và cấu trúc cảnh quan.
  • B. Ban hành các quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  • C. Khen thưởng, nêu gương kịp thời những cá nhân, tổ chức đóng góp tích cực và đầu tư thích đáng vào việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
  • D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 7: Mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương cần làm gì để góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương:

  • A. âm thầm xả rác thải sản xuất ra môi trường
  • B. trốn tránh các quy định của địa phương về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  • C. chung tay hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.
  • D. tập trung sản xuất, không quan tâm đến việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.

Câu 8: Biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra:

  • A. Hai ba hôm cập nhật thời tiết một lần
  • B. Chuẩn bị tích trữ các loại thực phẩm tươi sống giàu chất đạm: tôm, cua, mực, cá…
  • C. Chuẩn bị sẵn túi thuốc, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch và các vật dụng cần thiết.
  • D. tập trung ở dưới những gốc cây cổ thụ lớn để tránh mưa bão.

2. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em có thể lựa chọn hình thức báo cáo nào để báo cáo về thiên tai và thiệt hại gây ra? Chọn phương án chưa phù hợp:

  • A. Bài thuyết trình kết hợp với đoạn phim ngắn hoặc ảnh chụp
  • B. Tập san, áp phích
  • C. Bài báo cáo
  • D. Bài vè, bài thơ.

Câu 2: Đâu là hình thức truyền thông tốt nhất, dễ tiếp cận và hiệu quả nhất cho người dân địa phương về những biện pháp phòng và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai?

  • A. sử dụng loa phát thanh
  • B. Tuyên truyền trực tiếp từng hộ gia đình kết hợp mạng xã hội.
  • C. phát tờ rơi
  • D. sử dụng mạng xã hội

Câu 3: Để sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra, em không cần tìm hiểu?

  • A. Thời điểm xảy ra thiên tai
  • B. Loại thiên tai
  • C. Các cơ hội dành cho doanh nghiệp sau thiên tai.
  • D. Thiệt hại mà thiên tai đã gây ra cho địa phương

Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện người dân địa phương đã có ý thức trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương:

  • A. Lấn chiếm sử dụng trái phép không gian cảnh quan
  • B. giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh cảnh quan
  • C. Làm lơ trước những đối tượng có hành vi phá hoại cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.
  • D. Thực hiện theo bản năng, không chấp hành quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.

3. VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Địa phương em xảy ra một đợt mưa lớn và kéo dài trong nhiều ngày. Nhà em ở cạnh sườn đồi, nơi có nguy cơ sạt lở. Em sẽ làm gì?

  • A. Chủ động di dời đến khu vực tập trung của địa phương hoặc nhà người thân
  • B. Nghe ngóng tình hình đợi có chỉ thị của cơ quan địa phương mới di dời.
  • C. Tin tưởng vào sự chắc chắn của ngôi nhà mình đang ở, không cần phải di chuyển.
  • D. Chỉ di dời những người già, trẻ nhỏ, những người khác ở lại xem xét tình hình để đối phó.

Câu 2: Trong một chuyến tham quan di tích lịch sử ở địa phương do nhà trường tổ chức. Nam và các bạn trong lớp đã rượt đuổi nhau làm vỡ chậu hoa. Trong trường hợp đó, Nam và các bạn nên:

  • A. đi ra khu vực khác, xem như mình không biết về sự việc vỡ chậu hoa
  • B. chủ động lại thưa chuyện với cô giáo, xin lỗi cô và ban quản lí di tích, hứa sẽ cùng các bạn mua trả lại một chậu hoa khác.
  • C. đổ lỗi cho bạn khác làm
  • D. Nhận lỗi và khóc lớn để nhận được sự tha thứ từ cô giáo và ban quản lí di tích.

Câu 3: Việc làm nào sau đây thể hiện ý thức phòng chống thiên tai:

  • A. Nghe tin báo về, loa phường liên tục thông báo gia cố nhà cửa, chuồng trại..nhưng gia đình chú Tám vẫn bình thản uống nước chè vì nghĩ bão chắc như các lần trước, mất công gia cố sau bão lại phải tháo ra.
  • B. Vừa đánh thuyền ra khơi được một hôm, nghe tin bão vào đất liền khu vực mình đánh cá, bác Thủy đã báo tin ngay cho các tàu thuyền lân cận, cùng nhau quay vào bờ, gia cố tàu thuyền chắc chắn để tránh bão.
  • C. Biết tin bão sắp đổ bộ sẽ có mưa to gió lớn nhưng gia đình Minh không chuẩn bị thuốc men, lương thực, đồ dùng cần thiết trong những ngày tránh bão vì biết rằng nếu cần sẽ có người cứu trợ, không sợ.
  • D. Những ngày qua mưa to liên tục trên địa bàn, ở một số nơi đã có hiện tượng sạt lở đất, nhưng cả các cơ quan chức năng và hộ gia đình có nguy cơ sạt lở đất vẫn ở nguyên vị trí không chịu di dời.

=> Giáo án HĐTN 8 kết nối Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay