Phiếu trắc nghiệm HĐTN 8 kết nối Chủ đề 1: Em với nhà trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1: Em với nhà trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1:  Hành vi  bắt nạt học đường là gì?

  1. Dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
  2. Dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
  3. Dùng sức mạnh thể chất để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh.
  4. Dùng sức mạnh tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi  tập thể lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
  2. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
  3. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân hoặc tập thể lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
  4. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi công kích lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.

Câu 3: Những học sinh bị bắt nạt thường có:

  1. Thể trạng bình thường, vẫn có khả năng chống đỡ.
  2. Thể trạng nhỏ bé, yếu ớt không đủ sức chống lại.
  3. Thể trạng trung bình, có đủ sức chống lại.
  4. Thể trạng nhỏ bé, đủ sức chống lại.

Câu 4: Theo em, tình bạn là gì?

  1. Là mối quan hệ giữa hai bạn cùng giới.
  2. Là mối quan hệ đem lại sự thân thiết, chia sẻ giữa hai người.
  3. Là mối quan hệ bình đẳng đôi bên cùng có lợi.
  4. Là mối quan hệ được xây dựng bằng lòng tin, sự thấu hiểu, tình cảm trong sáng giữa hai hoặc nhiều người.

Câu 5: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  1. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.
  2. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất.
  3. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.
  4. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.

Câu 6: Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?

  1. Nhanh chóng rời khỏi nơi nguy hiểm và báo cáo sự việc với thầy cô.
  2. Kêu cứu hoặc thu hút sự chú ý của các bạn khác và các thầy cô trong trường.
  3. Cần chia sẻ, tâm sự với thầy cô, người thân để tìm cách giải quyết.
  4. Âm thầm chịu đựng, giữ kín bí mật và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

Câu 7: Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường?

  1. T và N đi qua nhà ông M và lẻ vào trộm đồ của nhà ông H.
  2. A nhìn lén và chép bài của K trong giờ kiểm tra.
  3. Q mượn đồ dùng học tập của H mà không hỏi ý kiến H.
  4. K lấy sách của M rồi xé sách không cho M viết bài.

Câu 8: Cách nào sau đây xây dựng tình bạn?

  1. Ngại giao tiếp với bạn.
  2. Rụt rè, e ngại khi tiếp xúc với bạn.
  3. Sống khép kín không muốn ảnh hưởng đến bạn khác.
  4. Luôn tin tưởng, tôn trọng, lắng nghe bạn.

Câu 9: Ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

  1. Tạo được niềm tin đối với người thân.
  2. Tạo động lực cho con người giải quyết các vấn đề gia đình.
  3. Khiến con người dần chiếm được thiện cảm của mọi người.
  4. Giúp con người tự tin trong cuộc sống.

Câu 10: Nguyên nhân chủ khách quan của bạo lực học đường là do

  1. Sự thay đổi và phát triển tâm lí lứa tuổi.
  2. Tác động tiêu cực của các trò chơi bạo lực.
  3. Do thiếu sự giáo dục và quan tâm của gia đình.
  4. Do kết bạn, chơi cùng các bạn có xu hướng bạo lực.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?

  1. Cú sốc tâm lí, ám ảnh không thể quên.
  2. Gây ra sự tự ti, chán nản, trầm cảm,...
  3. Gây ra sự phản kháng, nổi loạn của nạn nhân.
  4. Gây ra vết thương về thể xác, thương tích, thương tật.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?

  1. Do thiếu thốn tình thương của gia đình, thầy cô, bạn bè.
  2. Do tiếp xúc, giao du với các bạn có xu hướng bạo lực.
  3. Do chơi các trò chơi có nội dung bạo lực.
  4. Do thiếu kĩ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về bạo lực học đường?

  1. Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường, giữa những học sinh có sự quen biết và tiếp xúc hoặc có mâu thuẫn từ trước.
  2. Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.
  3. Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.
  4. Người có hành vi gây bạo lực sẽ có thể chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân cách.

Câu 4: Đâu không được coi là hành vi bắt nạt học đường?

  1. Chửi bới, lăng mạ, xúc phạm bạn học trước nhiều học sinh khác.
  2. Yêu cầu bạn giúp đỡ mình lúc mình không hiểu bài.
  3. Nói xấu, chế giễu, xúc phạm bạn trên mạng xã hội.
  4. Bắt bạn làm một việc nào đó như chép bài, làm bài nếu không sẽ bị đánh.

Câu 5: Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường em không nên làm gì?

  1. Tuyên truyền cho bạn bè, gia đình về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường.
  2. Tổng hợp lại các video, clip về hành vi bạo lực học đường để đăng lên mạng bằng những lời lẽ gay gắt.
  3. Xây dựng mối quan hệ gắn bó với bạn học và nhà trường
  4. Lên án, đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp cần thiết, phù hợp với khả năng của bản thân

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có hành vi xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị sẽ bị xử lí như thế nào?

  1. Có thể bị xử lí hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp gây ra nguy hại nghiêm trọng cho nạn nhân có thể bị xử lí dân sự.
  2. Chịu sự khiển trách của nhà trường, trong trường hợp gây ra nguy hại nghiêm trọng cho nạn nhân có thể bị xử lí hành chính.
  3. Có thể bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp gây ra hành vi nguy hại đến nạn nhân nghiêm trọng có thể bị xử lí hình sự.
  4. Do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật nên chỉ chịu sự khiển trách của nhà trường, đồng thời đền bù thiệt hại cho nạn nhân.

Câu 2: Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần làm gì?

  1. Tham gia các lớp bổ sung kĩ năng sống, lớp dạy võ để thực hiện tự vệ khi bị bắt nạt học đường.
  2. Chơi cùng các học sinh lớn hơn để tạo sự an toàn, tìm sự trợ giúp cho bản thân khi gặp những nguy cơ bị bắt nạt học đường.
  3. Sống khép kín, không tiếp xúc với bạn bè xung quanh để tránh trường hợp xảy ra xích mích, mâu thuẫn dẫn đến bạo lực học đường.
  4. Tự tạo cho bản thân lối sống lành mạnh, đặc biệt tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực, có nhận thức đầy đủ về hậu quả và trách nhiệm khi gây ra bạo lực học đường.

Câu 3: Tại sao mỗi cá nhân học sinh, giáo viên, nhà trường, gia đình và toàn xã hội cần có trách nhiệm ngăn chặn bạo lực học đường?

  1. Vì bạo lực học đường ảnh hưởng to lớn tới việc học tập của học sinh nói riêng và sự giáo dục của nhà trường nói chung, gây những hệ quả xấu đối với sự phát triển toàn diện của xã hội.
  2. Vì bạo lực học đường ảnh hưởng to lớn tới sự uy tín giáo dục của nhà trường nói chung, gây những hệ quả xấu đối với sự phát triển toàn diện của xã hội.
  3. Vì bạo lực học đường ảnh hưởng to lớn tới văn hóa, gây những hệ quả xấu đối với sự phát triển toàn diện của xã hội.
  4. Vì bạo lực học đường ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế, gây những hệ quả xấu đối với sự phát triển toàn diện của xã hội

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?

  1. Quyền bất khả xâm phạm về tải sản, nhân phẩm, danh dự.
  2. Quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
  3. Quyền tự do ngôn luận, quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
  4. Quyền tự do dân chủ, quyền bất khả xâm hại về tính mạng và sức khỏe.

Câu 2: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: mang ý nghĩa gì?

  1. Không nên chơi với bất kì ai.
  2. Cần lựa chọn người bạn tốt để chơi cùng.
  3. Chỉ nên chơi với người quen biết.
  4. Nên chơi với tất cả mọi người.

 

 

=> Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối Chủ đề 1: Em với nhà trường - Tuần 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay