Phiếu trắc nghiệm HĐTN 8 kết nối Chủ đề 5: Em với gia đình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5: Em với gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5. EM VỚI GIA ĐÌNH

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1:  Lời nói nào sau đây không làm ngươi thân hài lòng:

  • A. Chào hỏi lễ phép với ông bà, cha mẹ
  • B. Nói lời yêu thương với người thân
  • C. Quan tâm, hỏi han khi người thân có chuyện vui, buồn, khó khăn
  • D. Dành lời hay ý đẹp để lấy lòng.

Câu 2: Việc làm nào sau đây sẽ khiến người thân hài lòng?

  • A. Lơ đãng, bỏ bê người thân khi bị ốm
  • B. giúp đỡ anh chị em
  • C. Trốn tránh công việc gia đình
  • D. Đùn đẩy công việc của bản thân cho người khác.

Câu 3: Đâu không phải là cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình?

  • A. Lắng nghe ý kiến của người thân
  • B. Đặt mình vào vị trí của người thân để thấu hiểu
  • C. Biết thừa nhận sự hợp lí trong ý kiến của người thân
  • D. Nghe và phủ nhận đóng góp, chia sẻ của người thân, tôn trọng ý kiến bản thân không lung lay và thay đổi quyết định.

Câu 4: Nên thuyết phục người thân trong gia đình bằng cách nào? Chọn đáp án có ý đầy đủ nhất?

  • A. Chọn thời điểm thuyết phục phù hợp
  • B. Đưa những phương án hợp lí trong những thời điểm thích hợp.
  • C. Đưa ra dẫn chứng, lí lẽ cụ thể và thuyết phục.
  • D. Đưa ra phương án hợp lí với đầy đủ lí lẽ, dẫn chứng trong thời điểm phù hợp.

Câu 5: Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là:

  • A. Tiết kiệm.
  • B. Hà tiện.
  • C. Keo kiệt.
  • D. Bủn xỉn.

Câu 6: Việc làm nào sau đây chưa thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình?

  • A. Xả nước tắm thoải mái để thư giãn sau một ngày học tập vất vả
  • B. Đi ra ngoài tắt hết thiết bị điện không sử dụng tới
  • C. Mở cửa để lấy gió trời.
  • D. Sử dụng thiết bị năng lượng mặt trời.

Câu 7: Tiết kiệm trong gia đình thể hiện điều gì?

  • A. Sự quý trọng thành quả lao động của các thành viên
  • B. Sự ki bo, tính toán trong chi tiêu và sinh hoạt.
  • C. Sự chu đáo, cẩn thận.
  • D. Sự chi li, sống nay biết mai.

Câu 8: Khi biết cách tiết kiệm và thực hiện công việc gia đình, em cảm thấy:

  • A. Vui vẻ nhưng rất mệt.
  • B. Vui vẻ và tự hào
  • C. Mệt mỏi, áp lực
  • D. Chán chường và mệt mỏi.

Câu 9: Việc làm nào sau đây ảnh hưởng đến cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình?

  • A. tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
  • B. tận dụng nước vo gạo, rửa rau để tưới cây
  • C. Bật tivi để có tiếng người nói đỡ buồn rồi đi làm việc khác.
  • D. chỉ mua những thứ thực sự cần thiết.

Câu 10: Đâu là công việc nên ưu tiên hàng đầu để tiết kiệm trong gia đình:

  • A. Chỉ nên mua những gì thực sự cần thiết.
  • B. Cắt bớt một bữa ăn phụ trong ngày
  • C. Xin nước nhà hàng xóm để sử dụng
  • D. Tắt hết toàn bộ thiết bị điện sau 8h tối.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?

  • A.  Chơi rất nhiều thể loại game.
  • B.  Rủ bạn bè tụ tập nơi quán xá để ăn uống.
  • C.  Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
  • D.  Học bài, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

Câu 2: Đối lập với tiết kiệm là:

  • A. Xa hoa, lãng phí.
  • B. Cần cù, chăm chỉ.
  • C. Cẩu thả, hời hợt.
  • D. Trung thực, thẳng thắn.

Câu 3: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm?

  • A. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
  • B. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác.
  • C. Người tiết kiệm là ngừơi biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
  • D. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái.

Câu 4: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?

  • A. Tích tiểu thành đại.
  • B. Học, học nữa, học mãi.
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng:

  • A. Hằng này thực hiện được những việc làm và lời nói thể hiện sự quan tâm, an ủi, động viên, có trách nhiệm…để người thân hài lòng.
  • B. Thường xuyên thực hiện tiết kiệm điện, nước, thực phẩm, quần áo, đồ dùng trong sinh hoạt gia đình.
  • C. Xây dựng được kế hoạch thực hiện công việc gia đình trong tuần hợp lí và hoàn thành những công việc đó.
  • D. Mỗi người có một quan điểm, ý kiến khác nhau nên không cần tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Sắp tới, mẹ có chuyến công tác xa nha, em được giao cho một số tiền để chi tiêu cho các bữa ăn hằng ngày. Em sẽ xử lí như thế nào?

  • A. Lên kế hoạch chi tiêu phù hợp số tiền đó trong 1 tuần
  • B. Cứ tiêu xài thoải mái, hết mẹ sẽ gửi tiếp.
  • C. Chi tiêu chi li, tiết kiệm, cắt giảm lương thực không cần thiết.
  • D. Nhờ mẹ vạch ra kế hoạch chi tiêu, chỉ cần nhìn theo và áp dụng.

Câu 2: Mẹ kêu em xử lí một số chai nhựa đã sử dụng. Để tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình, em sẽ xử lí như thế nào?

  • A. Gom lại tặng bác lao công
  • B. Sáng tạo ra các vật dụng trang trí từ chai nhựa (lọ hoa, chậu trồng cây cảnh…)
  • C. Bán đồng nát lấy tiền mua quà vặt
  • D. Đem nộp kế hoạch nhỏ ở trường.

 

Câu 3: Em thấy mẹ đang bê một túi xách khá năng, di chuyển khá vật vả. Em nên làm gì để thể hiện sự quan tâm đến mẹ ngay lúc đó?

Chọn đáp án phù hợp nhất:

  • A. Hỏi thăm và tiếp tục công việc của mình.
  • B. Chủ động chạy lại hỏi thăm, đồng thời bê cùng mẹ.
  • C. Chạy đi tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
  • D. Múa, hát để khích lệ tinh thần mẹ.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Sinh nhật vừa rồi Mi được mẹ tặng một bộ màu nước để vẽ tranh. Nhưng hôm nay, khi đi qua cửa hàng văn phòng phẩm, Mi thấy có một bộ mới ra đang được khuyến mãi tới 50%, Mi đứng ngẫm nghĩ một lúc, không biết nên xin mẹ mua hay không. Là bạn của Mi em sẽ khuyên bạn như nào?

  • A. Khuyên bạn mua vì chẳng mấy khi được khuyến mãi
  • B. Khuyên bạn không nên mua vì Mi vừa có bộ màu nước mới, sử dụng được lâu dài, nếu Mi mua tiếp về dùng không kịp sẽ bị khô, lãng phí. Chỉ nên mua khi thực sự cần, như vậy sẽ học được cách tiết kiệm.
  • C. Khuyên bạn về hỏi ý kiến người thân, nếu người thân đồng ý thì mua không thì đợi dịp khuyến mãi khác hãy mua.
  • D. Khuyên bạn sử dụng tiền tiết kiệm để mua, về nhà im lặng thì sẽ không ai biết.

Câu 2: Nam là một cậu bé có thân hình nhỏ hơn so với các bạn trong lớp. Sắp tới, trường Nam có tổ chức lớp học bơi nên Nam muốn tham gia. Tuy nhiên, điều lo lắng nhất là bố mẹ Nam sẽ không đồng ý vì Nam đã từng bị đuối nước. Trong trường hợp này Nam nên xử lí như thế nào?

  • A. Vẫn đăng kí tham gia, vì lịch học bơi trên trường nên bố mẹ sẽ không biết.
  • B. Thông báo với bố mẹ, mong bố mẹ tôn trọng quyết định của bản thân.
  • C. Thông báo và xin ý kiến của bố  mẹ, thuyết phục bố mẹ bằng việc đưa ra những lợi ích của việc học bơi và sự sẵn sàng của bản thân trong việc học bơi sắp tới, mong nhận được sự ủng hộ của bố mẹ.
  • D. Nhờ ông bà, người thân tác động để bố mẹ đồng ý.

 

=> Giáo án HĐTN 8 kết nối Chủ đề 5: Em với gia đình - Tuần 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay