Đề thi cuối kì 2 hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 2 môn HĐTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
PHÒNG GD & ĐT ........................... | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS ........................... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 9 BẢN 1
– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ kí của GK1 | Chữ kí của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Nguy hiểm của nghề đánh bắt hải sản là gì?
A. Thời tiết khắc nghiệt.
B. Thiếu thốn lương thực.
C. Quá gần bờ.
D. Đánh bắt được nhiều hải sản.
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu không phải là lợi ích mà nghề nghiệp mang lại cho con người và xã hội?
A. Giúp xã hội ngày càng phát triển.
B. Giúp con người tạo được nhiều mối quan hệ.
C. Giúp con người có cuộc sống ổn định về kinh tế.
D. Giúp con người trau dồi kiến thức, kinh nghiệm.
Câu 3 (0,5 điểm). Trong một phiên tòa, hai bên đương sự liên tục tranh cãi và không giữ trật tự. Là thẩm phán, bạn sẽ xử lí thế nào?
A. Ngừng phiên tòa ngay lập tức và yêu cầu hai bên ra về.
B. Đưa ra cảnh báo nghiêm khắc và tạm hoãn phiên tòa nếu cần thiết.
C. Lắng nghe từng bên mà không quan tâm đến trật tự phiên tòa.
D. Tiếp tục xử lí vụ án mà không để ý đến sự mất trật tự.
Câu 4 (0,5 điểm). Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương bao gồm
A. trường cao đẳng, trường cung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
B. trường cao đẳng, trường cung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên.
C. trung học phổ thông, trường cao đẳng, trường cung cấp.
D. trung học phổ thông, đại học, trường cao đẳng.
Câu 5 (0,5 điểm). “Người lái đò” là tên gọi ví von của nghề nghiệp nào?
A. Nhân viên văn phòng.
B. Nhà báo.
C. Giáo viên.
D. Thẩm phán.
Câu 6 (0,5 điểm). Năng lực cần có của thợ làm đầu là gì?
A. Có sức khỏe; có kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, có kĩ năng sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản để thực hiện các hoạt động đặc trưng của nghề.
B. Am hiểu pháp luật; kĩ năng tiếp nhận, phân tích yêu cầu công chứng; kĩ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp lí của các loại hồ sơ công chúng.
C. Tư vấn kiểu tóc, màu nhuộm tóc phù hợp cho khách hàng; cắt, nhuộm, uốn, éo,... cho khách hàng.
D. Chuyển đổi thông tin từ ngôn ngữ này hành thông tin tương đương trong ngôn ngữ khác; chuyển tải phong cách và giọng điệu của ngôn ngữ gốc.
Câu 7 (0,5 điểm). Để rèn luyện nâng cao độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ cần
A. chỉ học những môn yêu thích.
B. ăn nhiều đồ ăn cay, nóng.
C. tham gia khóa học đầu tư tài chính.
D. nâng cao cường độ tập thể dục.
Câu 8 (0,5 điểm). Nếu em chọn học lên THPT, em sẽ làm gì để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi tốt nghiệp và vào đại học?
A. Lập kế hoạch học tập và kiên trì theo đuổi mục tiêu.
B. Tập trung vào các môn học mình yêu thích và bỏ qua môn không thích.
C. Học thật nhiều sách vở và tự ôn luyện mà không cần sự hỗ trợ từ thầy cô.
D. Tìm một lớp học thêm để học tất cả các môn cùng một lúc.
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không phải cách để tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương?
A. Thử làm một số việc của nghề đó.
B. Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi.
C. Tìm hiểu trong truyện tranh.
D. Quan sát thực tế.
Câu 10 (0,5 điểm). Làm thế nào để hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong thị trường lao động hiện nay?
A. Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế.
B. Chỉ tập trung vào việc đào tạo các nghề truyền thống.
C. Học viên không cần thực hành, chỉ học lí thuyết.
D. Mở rộng tuyển sinh một cách đại trà mà không chú trọng đến chất lượng đào tạo.
Câu 11 (0,5 điểm). Sau khi học xong THCS, bạn An được yêu cầu chọn một nghề mà bạn yêu thích nhưng đòi hỏi nhiều năm học tập và đào tạo. Nếu em là bạn An, em sẽ làm gì?
A. Học nghề khác mà ít tốn thời gian nhưng không đam mê.
B. Quyết tâm theo đuổi nghề mình yêu thích dù có phải học lâu dài.
C. Chọn một công việc không cần đào tạo chính thức để có thu nhập ngay.
D. Tạm thời học nghề gì đó và sau đó chuyển sang nghề yêu thích.
Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải loại hình nghề nghiệp thuộc hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
A. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
B. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.
C. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp các cấp trung học.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy trình bày phẩm chất và năng lực cần có của một luật sư.
Câu 2 (1,0 điểm). Hãy nêu tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. Lấy ví dụ minh họa cụ thể.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9 BẢN 1
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Chủ đề 8: Tìm hiểu những nghề em quan tâm | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 4,0 | ||
Chủ đề 9: Xác định con đường cho bản thân sau THCS | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 6,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ….........................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9 BẢN 1
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 8 | 6 | 1 | ||||
Tìm hiểu những nghề em quan tâm | Nhận biết | - Nhận biết được nguy hiểm của nghề đánh bắt hải sản là gì. - Nhận biết được “Người lái đò” là tên gọi ví von của nghề nghiệp nào. | 2 | C1 C5 | ||
Thông hiểu | - Biết được đâu không phải là lợi ích mà nghề nghiệp mang lại cho con người và xã hội. - Biết được năng lực cần có của thợ làm đầu là gì. - Biết được đâu không phải cách để tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương. | 3 | C2 C6 C9 | |||
Vận dụng | - Xác định được nếu em là luật sư em sẽ làm gì khi trong một phiên tòa, hai bên đương sự liên tục tranh cãi và không giữ trật tự. - Trình bày được phẩm chất và năng lực cần có của một luật sư. | 1 | 1 | C3 | C1 (TL) | |
Chủ đề 9 | 6 | 1 | ||||
Xác định con đường cho bản thân sau THCS | Nhận biết | - Nhận biết được hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương bao gồm. - Nhận biết được để rèn luyện nâng cao độ bền, tính kiên trì và sự chăm chỉ cần làm gì. | 2 | C4 C7 | ||
Thông hiểu | - Biết được nếu em chọn học lên THPT, em sẽ làm gì để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi tốt nghiệp và vào đại học. - Biết được làm thế nào để hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong thị trường lao động hiện nay. - Biết được đâu không phải loại hình nghề nghiệp thuộc hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp. | 3 | C8 C10 C12 | |||
Vận dụng | - Đọc tình huống, đóng vai bạn An và giải quyết vấn đề. | 1 | C11 | |||
Vận dụng cao | - Trình bày được tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. Lấy ví dụ minh họa cụ thể. | 1 | C2 (TL) |