Phiếu trắc nghiệm hóa học 11 cánh diều bài 19: Carboxylic acid

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 19: Carboxylic acid. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1 NHẬN BIẾT

Câu 1: Carboxylic acid là

  1. Các hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -COOH liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen
  2. Các hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -COOH chỉ liên kết với nguyên tử carbon
  3. Các hợp chất vô cơ trong phân tử có nhóm -COOH liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen
  4. Các hợp chất vô cơ trong phân tử có nhóm -COOH chỉ liên kết với nguyên tử carbon

Câu 2: Công thức chung của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là

  1. CnH2nO2
  2. CnH2n+2O2
  3. CnH2n+1O2
  4. CnH2n-1O2

Câu 3: Acid có trong nọc kiến là

  1. Acetic acid
  2. Formic acid
  3. Butyric acid
  4. Oxalic acid

Câu 4: Oxalic acid có vị chua của

  1. giấm
  2. chanh
  3. me
  4. khế

Câu 5: Acid có trong giấm là

  1. Acetic acid
  2. Formic acid
  3. Butyric acid
  4. Oxalic acid

Câu 6: Acid có trong bơ là

  1. Acetic acid
  2. Formic acid
  3. Butyric acid
  4. Oxalic acid

Câu 7: Nhóm carbonyl kí hiệu là

  1. -OH
  2. -COOH
  3. -CHO
  4. -C=O

Câu 8: Tên thông thường của carboxylic acid thường xuất phát từ

  1. Phương pháp điều chế
  2. Số lượng nhóm -COOH
  3. Người tổng hợp ra chúng
  4. Nguồn gốc tìm ra chúng trong tự nhiên

Câu 9: Nhóm carboxyl gồm có

  1. Nhóm hydroxy liên kết với nhóm carbonyl
  2. Hai nhóm hydroxy liên kết với nhau
  3. Hai nhóm carbonyl liên kết với nhau
  4. Đáp án khác

Câu 10: Liên kết O-H trong carboxylic acid phân cực hơn so với alcohol, phenol do

  1. Nhóm -C=O là nhóm đẩy electron
  2. Nhóm -C=O là nhóm hút electron
  3. Nhóm -OH là nhóm hút electron
  4. Nhóm -OH là nhóm đẩy electron

Câu 11: Các phân tử carboxylic acid có thể liên kết với nhau qua liên kết

  1. Liên kết kim loại
  2. Liên kết hydrogen
  3. Liên kết ion
  4. Liên kết cộng hóa trị

Câu 12: Carboxylic acid có nhiệt độ sôi…..so với hydrocarbon, alcohol, hợp chất carbonyl có phân tử khối tương đương

  1. Khhông đổi
  2. Thấp hơn
  3. Cao hơn
  4. Đáp án khác

Câu 13: Độ tan của carboxylic acid giảm khi

  1. Giảm số nguyên tử carbon trong gốc hydrocarbon
  2. Giảm số nguyên tử hydrogen trong gốc hydrocarbon
  3. Tăng số nguyên tử oxygen trong gốc hydrocarbon
  4. Tăng số nguyên tử carbon trong gốc hydrocarbon

Câu 14: Trong công nghiệp, giấm được điều chế bằng phương pháp

  1. Lên men
  2. Trùng hơp
  3. Oxi hóa aldehyde
  4. Đáp án khác

Câu 15: Ứng dụng không phải của carboxylic acid là

  1. Sản xuất chất tẩy rửa
  2. Điều chế hương liệu cho ngành mỹ phẩm
  3. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
  4. Dùng trong công nghệ thực phẩm

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3, tên gọi của X là

  1. formic acid
  2. methyl formate
  3. acetic acid
  4. propyl alcohol

Câu 2: Số đồng phân acid ứng với công thức C4H8O2 là

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 6

Câu 3: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp

(1) Lên men giấm alcohol etylic

(2) Oxi hóa không hoàn toàn anđehit axetic

(3) Oxi hóa không hoàn toàn butan

(4) Cho metanol tác dụng với carbon oxit

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo acetic acid là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Acid malonic có công thức là

  1. CH3-COOH
  2. CH2=CH-COOH
  3. C6H5-COOH
  4. HOOC-CH2-COOH

Câu 5: Acid acrylic (CH2=CH-COOH) không có khả năng phản ứng với dung dịch

  1. Na2CO3
  2. Br2
  3. NaCl
  4. Ca(HCO3)2

Câu 6: Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  1. Cu, CuO, HCl
  2. NaOH, Cu, NaCl
  3. Na, NaCl, CuO
  4. NaOH, Na, CaCO3

Câu 7: Dung dịch acetic acid không phản ứng được với

  1. NaNO3
  2. NaOH
  3. NaHCO3
  4. Mg

Câu 8: Dãy số gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là:

  1. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.
  2. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
  3. C. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3
  4. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2 và z mol H2O (với z = y – x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được y mol CO2. Tên gọi của E là

  1. axit acrylic
  2. axit oxalic
  3. axit fomic
  4. axit ađipic

Câu 10: Hỗn hợp X gồm 2 axit no A1 và A2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được 11,2 lít CO2 (đkc). Để trung hòa 0,3 mol X cần 500 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của 2 axit là

  1. HCOOH và C2H5COOH.
  2. CH3COOH và HOOC - CH- COOH.
  3. CH3COOH và C2H5COOH.
  4. D. HCOOH và HOOC - COOH. 

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Đốt cháy 14,6 gam một acid no đa chức Y ta thu được 0,6 mol CO2 và 0,5 mol nước. Biết mạch carbon là mạch thẳng. Cho biết công thức cấu tạo của Y

  1. HOOC-COOH 
  2. HOOC-CH2-COOH
  3. HOOC-C(CH2)2-COOH
  4. HOOC-(CH2)4-COOH

Câu 2: Đốt cháy hết 1 thể tích hơi acid hữu cơ A được 3 thể tích hỗn hợp CO2 và hơi nước khi đo cùng điều kiện. Công thức cấu tạo của A là

  1. HCOOH
  2. CH3COOH 
  3. HOOC - COOH
  4. HOOC - CH– COOH

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 19: Carboxylic acid

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay