Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 19: Carboxylic acid

Giáo án Bài 19: Carboxylic acid sách Hoá học 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 19: Carboxylic acid

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 19: CARBOXYLIC ACID

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Khái niệm về carboxylic acid
  • Công thức cấu tạo và gọi được tên của một số acid theo danh pháp thay thế (C1 – C5) và một vài acid thường gặp theo tên thông thường
  • Đặc  điểm cấu tạo và hình dạng của phân tử acetic acid
  • Đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, tính tan) của carboxylic acid
  • Tính chất hóa học cơ bản của carboxylic acid: thể hiện tính acid (phản ứng với chất chỉ chị, phản ứng với kim loại, oxide kim loại, base, muối) và phản ứng ester hóa Các thí nghiệm về phản ứng của acetic acid (hoặc citric acid) với quỳ tím, sodium carbonate (hoặc calcium carbonate), magnesium; điều chế ethyl acetate (hoặc quan sát qua video thí nghiệm); các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của carboxylic acid
  • ứng dụng của một số carboxylic acid thông dụng và phương pháp điều chế carboxylic acid (điều chế acetic acid bằng phương pháp lên men giấm và phản ứng oxi hóa alkane)
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cấu trúc của carboxylic acid, cách gọi tên, những đặc điểm vật lí, tính chất hóa học, những ứng dụng quan trọng của carboxylic acid và cách điều chế.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về cấu trúc, danh pháp, tính chất của carboxylic acid, các ứng dụng: Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.

Năng lực hóa học:

  • Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm về carboxylic acid; Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số acid theo danh pháp thay thế (C1 – C5) và một và acid thường gặp theo tên thông thường ; Trình bày được đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử acetic acid; Nêu và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí của carboxylic acid; Trình bày được tính chất hóa học cơ bản; ứng dụng và phương pháp điều chế của carboxylic acid.
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng của acetic acid (hoặc citric acid) với quỳ tím, sodium carbonate (hoặc calcium carbonate), magnesium; Điều chế ethyl acetate (quan sát video thí nghiệm); Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của carboxylic acid.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được ứng dụng của một số carboxylic acid thông dụng; Tìm hiểu về điều chế acetic acid bằng phương pháp lên men giấm và ứng dụng của phản ứng.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ, hóa chất cho thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ học tập cơ bản của bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS làm việc cá nhân: Đọc SGK, công não để xác định nhiệm vụ học tập cần phải thực hiện ở các hoạt động học tiếp theo.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân. HS xác định được nhiệm vụ học tập cơ bản của các hoạt động tiếp theo là tìm hiểu tính chất của carboxylic acid để từ đó giải thích được các ứng dụng và cách sử dụng chúng
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ:

 + Em hãy đọc nội dung trong logo mở đầu trang 132 SGK: “Hãy viết công thức cấu tạo của acetic acid. Cho biết một số tính chất hóa học và ứng dụng của acetic acid mà em biết”

 + Em hãy cho biết bài học này sẽ giúp tìm hiểu những nội dung nào để có thể giải thích rõ các thông tin trong logo mở đầu

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, thực hiện công não trong thời gian ngắn để tự có được ý kiến cá nhân cho câu hỏi.

- GV động viên HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS cho ý kiến, các HS khác chú ý lắng nghe để nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, tổng kết các ý kiến của HS, chốt lại nhiệm vụ mà HS đã xác định là tìm hiểu tính chất của carboxylic acid để giải thích được các ứng dụng và cách sử dụng chúng.

- GV trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Một số loại acid hữu cơ được dùng trong thực phẩm như acetic acid, lactic acid. Thường gặp nhất là carboxylic acid, có nhiều trong tự nhiên như trong thành phần của các loại trái cây, chúng gây ra vị chua và một số mùi quen thuộc. Vậy carboxylic acid là gì? Những tính chất nào đặc trưng cho carboxylic acid? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nayBài 19: Carboxylic acid

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, danh pháp hợp chất carboxylic acid, cấu tạo và hình dạng phân tử acetic acid.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm về carboxylic acid; viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số acid theo danh pháp thay thế (C1 – C5) và một vài acid thường gặp theo tên thông thường; trình bày được đặc điểm cấu tạo và hình dạng của phân tử acetic acid.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, làm việc theo cặp đôi: Tìm hiểu nội dung mục I SGK trang 132 – 133, thực hiện các nhiệm vụ được giao; Trả lời Luyện tập 1, 2 SGK trang 133.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các nhiệm vụ được giao; Kiến thức về khái niệm và danh pháp của carboxylic acid; Câu trả lời cho Luyện tập 1, 2 SGK trang 133.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Khái niệm

- GV yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu nội dung mục I.1 SGK trang 132 – 133 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhận xét đặc điểm chung về cấu tạo của các carboxylic acid dưới đây (đều có nhóm -COOH):

HCOOH

CH3COOH

CH3CH2CH2COOH

+ Rút ra khái niệm và công thức chung của  carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Luyện tập 1 SGK trang 133: Hãy chỉ ra hợp chất carboxylic acid trong số các hợp chất dưới đây

CH3-COOH (A)

CH3CHO (B)

HOOC-COOH (C)

CH3-CO-CH3 (D)

CH2=CH-COOH (E)

* Danh pháp

- GV cho HS nghiên cứu nội dung mục I.2 SGK trang 133, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ:

+ Quan sát bảng 19.1 SGK trang 133, rút ra cách gọi tên thay thế của monocarboxylic acid mạch hở.

+ Nêu cách đánh số mạch chính đối với carboxylic acid mạch nhánh và carboxylic acid có mạch carbon không no. Cho ví dụ minh họa.

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Luyện tập 2 SGK trang 133: Viết công thức cấu tạo và gọi tên thay thế của các carboxylic acid có cùng công thức phân tử là C5H10O2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu mục I, thực hiện nhiệm vụ; trả lời Luyện tập 1, 2 SGK trang 133.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 3 cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận; Câu trả lời về Luyện tập 1, 2 SGK trang 133.

- GV mời các cặp đôi còn lại xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về khái niệm, danh pháp của carboxylic acid. 

I. Khái niệm và danh pháp

1. Khái niệm

 - Carboxylic acid là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chứa nhóm carboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.

 - Công thức chung của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1COOH (n  0)

Trả lời Luyện tập 1 SGK trang 133:

 Hợp chất carboxylic acid là:

CH3-COOH (A)

HOOC-COOH (C)

CH2=CH-COOH (E)

2. Danh pháp

- Danh pháp thay thế của monocarboxylic acid mạch hở:

Tên hydrocarbon (bỏ e) oic acid

- Với carboxylic acid mạch nhánh hoặc carboxylic acid có mạch carbon không no thì đánh số mạch chính bắt đầu từ nhóm -COOH.

Ví dụ:

3-methylbutanoic acid

2-methylpropenoic acid

Trả lời Luyện tập 2 SGK trang 133:

Các carboxylic acid có cùng công thức C5H10O2:

CH3-CH2-CH2-CH2-COOH: pentanoic acid

: 3-methylbutanoic acid

: 2-methylbutanoic acid

 : 2,2-dimethylpropanoic acid

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. NITROGEN VÀ SULFUR

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. HYDROCARBON

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. NITROGEN VÀ SULFUR

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. HYDROCARBON

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay