Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 12: Alkane

Giáo án Bài 12: Alkane sách Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 12: Alkane

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 4. HYDROCARBON

BÀI 12: ALKANE

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane.
  • Trình bày được quy tắc gọi tên alkane theo danh pháp thay thế, áp dụng gọi được tên cho một số alkane (C1 -C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5 nguyên tử carbon.
  • Trình bày và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane.
  • Trình bày được đặc điểm về liên kết hóa học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane; phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hóa hoàn toàn, phản ứng oxi hoá không hoàn toàn.
  • Thực hiện được thí nghiệm: cho hexane vào dung dịch thuốc tím, cho hexane tương tác với nước bromine ở nhiệt độ thường và khi đun nóng (hoặc chiếu sáng), đốt cháy hexane; quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của alkane.
  • Trình bày được các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp.
  • Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông, hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về alkane đơn giản, phổ biến trong đời sống.
  • Giao tiếp và hợp tác:Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt các vấn đề về alkane; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học:
    • Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane;
    • Gọi tên theo danh pháp thay thế một số alkane chứa không quá 5 nguyên tử carbon;
    • Trình bày và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí của một số alkane;
    • Nêu được đặc điểm về liên kết hoá học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane;
    • Trình bày được tính chất hoá học của alkane: phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hoá (hoàn toàn, không hoàn toàn);
    • Nêu được cách điều chế alkane trong công nghiệp;
    • Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học:
    • Thực hiện được thí nghiệm cho hexane vào dung dịch thuốc tím, cho hexane tương tác với nước bromine ở nhiệt độ thường và khi đun nóng (hoặc chiếu sáng), đốt cháy hexane;
    • Quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của alkane.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được các ứng dụng của alkane trong thực tiễn; hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức trò chơi “Bức tranh bí ẩn”: Có một bức tranh bị che bởi 4 tấm bìa, mỗi  tấm bìa chứa một câu hỏi. Nhiệm vụ của các em là trả lời các câu hỏi để mở được bức tranh chủ đề. Gợi ý bức tranh: Đây là một loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến.

Câu 1: Nêu công thức phân tử của hợp chất hữu cơ sau:

Câu 2: Liệt kê 3 đồng đẳng của methane (CH4)

Câu 3: Tại sao không dùng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu?

Câu 4: Hợp chất hữu cơ phân thành mấy loại?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chọn tấm bìa, nhận câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra các đáp án.

- Các bạn khác nhận xét bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Câu 1: C4H10

Câu 2: 3 đồng đẳng của methane (CH4): C2H6, C3H8, C4H10

Câu 3: Không dùng nước để dập tắt đám cháy này vì xăng, dầu nhẹ hơn nước và không tan trong nước, nếu dùng nước sẽ khiến xăng, dầu theo nước loang ra, làm đám cháy lan rộng và khó dập tắt hơn.

Câu 4: Hợp chất hữu cơ được chia thành hai loại: hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon.

Bức tranh bí ẩn

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, tuyên dương HS trả lời nhanh và chính xác, dẫn dắt HS vào bài học: “Gas dùng làm nhiên liệu đun nấu trong gia đình có thành phần chủ yếu là propane và butane. Đây là các alkane ở thể khí trong điều kiện thường nhưng được hóa lỏng dưới áp suất cao. Alkane là gì? chúng có vai trò như thế nào đối với đời sống, sản xuất?” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong Bài 12: Alkane

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. KHÁI NIỆM VỀ ALKANE

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn alkane trong tự nhiên

  1. Mục tiêu: Nêu được nguồn alkane trong tự nhiên
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 1 trang 67.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Nguồn alkane trong tự nhiên
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 1 SGK trang 67.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp hiểu biết của mình, thảo luận trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 67.

1. Vì sao methane được gọi là khí hồ ao?

 

 

 

- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và nêu nguồn alkane trong tự nhiên

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 67.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 67.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nguồn alkane trong tự nhiên

1. KHÁI NIỆM VỀ ALKANE

* Tìm hiểu nguồn alkane trong tự nhiên

Trả lời CH thảo luận 1

Methane được gọi là khí hồ ao do các vi sinh vật phân huỷ carbon hữu cơ trong trầm tích, hồ thành khí methane sủi bọt trên bề mặt. Ở các xứ lạnh, khi mặt hồ đóng băng, có thể nhìn thấy các bong bóng bị mắc kẹt trong băng, thậm chí có thể sử dụng nó như một nguồn nhiên liệu sẵn có.

Kết luận:

Các alkane là thành phần chính của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu.

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và công thức chung của alkane

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm về alkane, công thức chung của alkane.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 67
  3. Sản phẩm học tập:
  • Khái niệm về alkane, công thức chung của alkane.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 2 SGK trang 67
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 67

2. Hãy nêu nhận xét đặc điểm cấu tạo phân tử của các alkane. Vì sao alkane còn được gọi là hydrocarbon bão hòa hay hydrocarbon no?

 

GV hướng dẫn HS lập công thức chung của alkane

Gợi ý: dựa vào định nghĩa dãy đồng đẳng

→ CT của alkane là CH4[CH2]k hay C1+kH4+2k

Đặt 1 + k = n thì 4 + 2k = 2n +2

⇒ CT chung của alkane là CnH2n+2 (n ≥ 1).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 67

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 67

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về cấu tạo và công thức chung của alkane

1. KHÁI NIỆM VỀ ALKANE

* Tìm hiểu nguồn alkane trong tự nhiên

* Tìm hiểu cấu tạo và công thức chung của alkane

Trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 67

Alkane dạng mạch hở, trong phân tử chỉ có liên kết đơn C - C, C - H

Do alkane chỉ có các liên kết đơn (độ bất bão hoà bằng 0), do đó số nguyên tử H trong phân tử alkane là lớn nhất so với các hydrocarbon khác có cùng nguyên tử C. Vì vậy alkane còn được gọi là hydrocarbon bão hòa hay hydrocarbon no

Kết luận:

Alkane là các hydrocarbon mạch hở chỉ có liên kết đơn

CT chung: CnH2n+2 (n ≥ 1).

 

  1. DANH PHÁP ALKANE

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách gọi tên alkane theo danh pháp thay thế

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được quy tắc gọi tên alkane theo danh pháp thay thế
  • Gọi tên theo danh pháp thay thế một số alkane chứa không quá 5 nguyên tử carbon.
  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát bảng 12.1, thảo luận nhóm, trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 68
  2. Sản phẩm học tập:
  • Cách gọi tên alkane theo danh pháp thay thế và thực hành gọi tên một số alkane.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 3 SGK trang 68
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- yêu cầu HS hoạt động nhóm đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 68

3. Dựa vào thông tin nào trong bảng 12.1 để chứng minh bốn chất đầu dãy đồng đẳng alkane đều ở thể khí

 

 

 

GV hướng dẫn HS gọi tên alkane

Lưu ý:

+ Một số chất có tên thông thường như isobutan, isopentan, neopentan

+ IUPAC chấp nhận tên một số gốc alkyl được gọi tên tương tự tên thông dụng. Ví dụ:

   isobutyl: (CH3)2CH -

   sec - butyl: CH3 - CH2 - CH(CH3) -

   tert - butyl: (CH3)3C -

+ Tên nhánh được gọi ưu tiên theo thứ tự chữ cái của nhánh, không ưu tiên theo chữ cái của các tiếp đầu ngữ: di, tri, iso,...

 

 

 

 

 

- Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành ví dụ sau:

Gọi tên các alkane sau:

a)

b)

c)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 68, ví dụ

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 68, ví dụ

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về danh pháp thay thế của các alkane

2. DANH PHÁP ALKANE

* Tìm hiểu cách gọi tên alkane theo danh pháp thay thế

Trả lời CH thảo luận 3

Do nhiệt độ sôi của 4 chất đầu dưới 0oC nên chúng đều ở thể khí trong điều kiện thường

 

- Tên theo danh pháp thay thế của các alkane không phân nhánh

Tiền tố ứng với số ngtu C của alkane + ane

- Tên theo danh pháp thay thế của các alkane phân nhánh

Tên alkane = số chỉ vi trí mạch nhánh – tên nhánh + Tiền tố ứng với số ngtu C mạch chính + ane

Lưu ý

+ Chọn mạch chính là mạch dài nhất, đánh số TT Ả rập sao cho tổng số vị trí các nhánh là nhỏ nhất.

- Tên nhánh là tên gốc  alkyl

- Gốc alkyl gọi theo tên alkane nhưng đổi “ane” thành “yl”.

- Giữa phần số và chữ phải dùng dấu “-’’

- Khi đọc tên nhảnh phải kèm STT của nhánh

- Nếu có 2 nhánh giống nhau thì dùng tiếp đầu ngữ là đi, 3 nhóm là tri, 4 là tetra…

- Khi có 2 nhánh khác nhau thì thứ tự gọi tên theo thứ tự ABC.

Ví dụ:

a) butane

b) 2, 3-dimethylpentane

c) 2, 3-dimethylpentane

Kết luận: Danh pháp thay thế của các alkane:

- Tên theo danh pháp thay thế của các alkane không phân nhánh

Tiền tố ứng với số ngtu C của alkane + ane

- Tên theo danh pháp thay thế của các alkane phân nhánh

Tên alkane = số chỉ vi trí mạch nhánh – tên nhánh + Tiền tố ứng với số ngtu C mạch chính + ane

 

  1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất vật lí của alkane

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 69
  3. Sản phẩm học tập:
  • Tính chất vật lí của alkane
  • Câu trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 69
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tìm hiểu tính chất vật lí của alkane, thảo luận cặp đôi và trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 69

 

4. Khi số nguyên tử carbon tăng, thể của các phân tử alkane chuyển từ khí sang lỏng rồi đến rắn. Giải thích.

 

- GV hướng dẫn HS dựa vào bảng 12.1, nhận xét tonc, tos và khối lượng riêng của alkane theo chiều tăng của phân tử khối.

- Yêu cầu HS tóm tắt tính chất vật lí của alkane

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và trả lời lời CH thảo luận 4 SGK trang 69

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 69

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về tính chất vật lí của alkane

3. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

* Tìm hiểu tính chất vật lí của alkane

Trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 69

Khi số nguyên tử carbon tăng, kích thước phân tử alkane tăng, cùng theo đó là số electron cũng tăng, dẫn đến tương tác van der Waals giữa các phân tử cũng tăng → thể của các alkane chuyển dần từ khí sang lỏng rồi đến rắn.

Kết luận:

- Ở điều kiện thường alkane từ C1 → C4 ở trạng thái khí, từ C5 → C17 trở đi ở trạng thái lỏng, từ C18 trở lên ở dạng rắn.

- tonc, tos và khối lượng riêng của alkane nói chung tăng theo chiều tăng của phân tử khối.

- Alkane là những chất không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan trong dung môi không phân cực.

 

  1. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

Hoạt động 5: Tìm hiểu đặc điểm liên kết hóa học trong phân tử alkane

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được đặc điểm về liên kết hóa học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane.
  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình 12.1, trả lời CH thảo luận 5 SGK trang 69
  2. Sản phẩm học tập:
  • Đặc điểm liên kết hóa học trong phân tử alkane
  • Câu trả lời CH thảo luận 5 SGK trang 69
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK thảo luận trả lời CH thảo luận 5 SGK trang 69

 

5. Những nguyên tử carbon trong phân tử alkane không phân nhánh nằm trên một đường thẳng không?

- Hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK trả lời CH thảo luận 5 SGK trang 69

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 5 SGK trang 69

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

4. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

* Tìm hiểu đặc điểm liên kết hóa học trong phân tử alkane

Trả lời CH thảo luận 5

Trong alkane, những nguyên tử carbon nằm ở tâm của các hình tứ diện nên thực tế, những nguyên tử Carbon trong một alkane không phân nhánh không nằm trên một đường thẳng mà chúng sẽ nằm zigzag với nhau.

Kết luận:

Mỗi nguyên tử carbon trong alkane đều nằm ở tâm của một hình tứ diện, 4 đỉnh là các nguyên tử H, hoặc nguyên tử C với các góc liên kết: C-C-C, C-C-H, H-C-H gần bằng 109,5OC

Trong alkane chỉ có liên kết σ bền, không phân cực → khá trơ về mặt hoá học

 

Hoạt động 6: Tìm hiểu tính chất hóa học của alkane

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được tính chất hoá học của alkane: phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hóa hoàn toàn, phản ứng oxi hoá không hoàn toàn.
  • Thực hiện được thí nghiệm: cho hexane vào dung dịch thuốc tím, cho hexane tương tác với nước bromine ở nhiệt độ thường và khi đun nóng (hoặc chiếu sáng), đốt cháy hexane;
  • Quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của alkane.
  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, tiến hành thí nghiệm 1-3, thảo luận trả lời CH thảo luận 6 - 9 SGK trang 70, 71.
  2. Sản phẩm học tập:
  • Tính chất hoá học của alkane
  • Kết quả thí nghiệm 1 - 3
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 6 - 9 SGK trang 70, 71.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

a. Phản ứng thế halogen

- GV chia lớp thành các nhóm (4 - 8 HS), thực hiện thí nghiệm 1

Thí nghiệm 1: Phản ứng thế bromine vào hexane

- GV phát cho các nhóm dụng cụ và hóa chất: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, hexane, nước bromine.

- GV hướng dẫn HS cách tiến hành theo SGK

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời CH thảo luận  6 - 7 SGK trang 70.

6. Giải thích hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm ở thí nghiệm 1

 

 

4. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

* Tìm hiểu đặc điểm liên kết hóa học trong phân tử alkane

* Tìm hiểu tính chất hóa học của alkane

a. Phản ứng thế halogen

Thí nghiệm 1: Phản ứng thế bromine vào hexane

Trả lời CH thảo luận 6, 7

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. NITROGEN VÀ SULFUR

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. HYDROCACBON

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6. HỢP CHẤT CARBONYL (ALDEHYDE - KETONE) - CARBOXYLIC ACID

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. NITROGEN VÀ SULFUR

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. HYDROCARBON

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6. HỢP CHẤT CARBONYL (ALDEHYPE - KETONE) - CARBOXYLIC ACID

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay