Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều Chương 1 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chương 1 (P1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

 

Câu 1: Đâu là biến đổi hóa học

  • A. Thanh sắt để ở nơi ẩm lâu ngày bị rỉ sét
  • B. Cọ sát tóc vào khăn khô khiến tóc rổi
  • C. Điện chạy qua đèn dây tóc khiến đèn phát sáng
  • D. Chạy bền khiến con người trở nên mệt mỏi

Câu 2: Quá trình biến đổi hóa học là

  • A. Quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
  • B. Quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.
  • C. Quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.
  • D. Quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.

Câu 3: Chọn câu đúng

  • A. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị phá vỡ
  • B. Trong phản ứng hóa học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ
  • C. Trong phản ứng hóa học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ
  • D. Trong phản ứng hóa học, các phân tử được bảo toàn

Câu 4: Chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống:

“Trong một phản ứng hóa học, …(1)… khối lượng của các sản phẩm bằng …(2)… khối lượng của các chất phản ứng.”

  • A. (1) tổng, (2) tích.
  • B. (1) tichs, (2) tổng.
  • C. (1) tổng, (2) tổng.
  • D. (1) tích, (2) tích.

Câu 5: Một đơn vị khối lượng nguyên tử (amu) được quy ước là

E.  khối lượng nguyên tử carbon

F.  khối lượng nguyên tử carbon

G.  khối lượng nguyên tử carbon

H.  khối lượng nguyên tử carbon

Câu 6: Công thức tính hiệu suất của phản ứng theo khối lượng là:

  • A.             . 100%
  • B.             
  • C.             . 100%
  • D.             

Câu 7: Dung dịch là gì?

  • A. Dung dịch là hỗn hợp không đồng nhất của chất tan và dung môi.
  • B. Dung dịch là hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.
  • C. Dung dịch là hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan vào nhau.
  • D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

Câu 8: Tốc độ phản ứng là

  • A. Đại lượng đặc trưng cho sự tỏa nhiệt, thu nhiệt của phản ứng hóa học.
  • B. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên thể tích của phản ứng hóa học.
  • C. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên áp suất của phản ứng hóa học.
  • D. Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học.

Câu 9: Quá trình nào sau đây là biến đổi hóa học?

  • A. Đốt cháy cồn trong đĩa.
  • B. Hơ nóng chiếc thìa inox.
  • C. Hòa tan muối ăn vào nước.
  • D. Lọ nước hoa mở nắp bị bay hơi.

 Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Để so sánh biến thiên enthalpy của các phản ứng khác nhau thì cần xác định chúng ở cùng một điều kiện

B. Phản ứng hóa học là quá trình phá vỡ các liên kết trong chất đầu và hình thành các liên kết mới để tạo thành sản phẩm

C. Sự phá vỡ liên kết giải phóng năng lượng, trong khi sự hình thành liên kết lại cần cung cấp năng lượng

D. Khi than, củi cháy, không khí xung quanh ấm hơn do phản ứng tỏa nhiệt

Câu 11: Cho 13 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl thu được 27,2 gam ZnCl2 và 0,4 gam khí H2. Tính khối lượng của HCl đã phản ứng.

  • A. 12 gam
  • B. 14,6 gam
  • C. 15,2 gam
  • D. 16 gam

Câu 12: Số mol nguyên tử Zn có 3,0.1023 nguyên tử Zn là

E. 0,2 mol.

F. 0,3 mol.

G. 0,5 mol.

H. 0,6 mol.

Câu 13: Người ta điều chế được 24g Cu bằng cách dùng H2 khử đồng (II) oxit. Khối lượng đồng (II) oxit bị khử là:

  • A.            20 gam
  • B.            30 gam
  • C.            40 gam
  • D.            50 gam

Câu 14: Công thức liên hệ giữa nồng độ phần trăm và độ tan là:

  • A. .
  • B. .
  • C. .
  • D. .

Câu 15: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  • A. đốt trong lò kín.
  • B. xếp củi chặt khít.
  • C. thổi hơi nước.
  • D. thổi không khí khô.

Câu 16: Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến trải qua các giai đoạn sau

(1) Nến chảy lỏng thấm vào bấc

(2) Nến lỏng hóa hơi

(3) Hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

Ciai đoạn nào của quá trình đốt nến xảy ra biến đổi vật lý, giai đoạn nào biến đổi hóa học?

  • A. (1) biến đổi vật lý; (2) và (3) biến đổi hóa học.
  • B. (1), (2) biến đổi vật lý; (3) biến đổi hóa học.
  • C. (1),(3) biến đổi vật lý; (2) biến đổi hóa học.
  • D. (2),(3) biến đổi vật lý; (1) biến đổi hóa học.

Câu 17: Đâu là phản ứng tỏa nhiệt?

  • A. Phân hủy đường nhằm tạo thành than và nước.
  • B. Cồn cháy trong không khí.
  • C. Thả viên C sủi vào nước.
  • D. Nung đá vôi tạo thành vôi sống và khí carbondioxide.

Câu 18: Đá đôlômit là hỗn hợp của 2 chất CaCO3 và MgCO3. Khi nung nóng đá đôlômit sẽ tạo ra 2 chất oxit là Calci oxide (CaO) và magnessium oxide (MgO), thu được khí carbon dioxide. Nếu nung đá đôlômit, khối lượng của khí cacbon đioxit và hợp chất 2 oxit trên khi thu được lần lượt là 88kg và 104kg thì cần phải đốt bao nhiêu đá?

  • A. 150 kg
  • B. 162 kg
  • C. 192 kg
  • D. Kết quả khác

Câu 19: Số lượng nguyên tử H trong 0,05 mol phân tử H2O là

E. 3,011.1022 nguyên tử

F. 3,011.1023 nguyên tử.

G. 6,022.1023 nguyên tử.

H. 6,022.1022 nguyên tử.

Câu 20: Cho 8,45g Zn tác dụng với 5,376 lít khí Clo (đktc). Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư

  • A.            Zn
  • B.            Clo
  • C.            Cả 2 chất.
  • D.            Không có chất dư.

Câu 21: Độ tan của KNO3 trong nước 100oC là 248 gam và ở 20oC là 34 gam. Khối lượng KNO3 kết tinh từ 200 gam KNO3 trong 200 gam nước ở 100oC làm lạnh xuống 20oC là:

  • A. 134 gam.
  • B. 166 gam.
  • C. 132 gam.
  • D. 169 gam.

Câu 22: Cho chất xúc tác Mn2O vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (ở đktc). Tính tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây.

  • A. 3.10 -5 mol /l.s
  • B. 5.10 -5 mol/l.s
  • C. 4.10 -5 mol/l.s
  • D. 6.10 -5 mol/l.s

Câu 23: Một vật bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi như thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?

  • A. Tăng
  • B. Giảm
  • C. Không thay đổi
  • D. Không thể biết được

Câu 24: Dùng bếp than để đun sôi 3 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 30 độ C đựng trong ấm nhôm có khối lượng 500g. Biết, hiệu suất của bếp than là 35%, nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K ; của nước là 4200 J/kg.K ; năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 J/kg. Hãy tính khối lượng than đá cần dùng.

  • A. 1,1kg
  • B. 0,5kg
  • C. 0,11 kg
  • D. 0,05 kg

Câu 25: Đun nóng 15,8 g kali pemanganat (thuốc tím) KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6 g; khối lượng khí oxi thu được là 2,8. Tính hiệu suất của phản ứng phân huỷ.

  • A. 78,5%
  • B. 87,5%
  • C. 91%
  • D. 92,5%

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay