Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÝ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Quá trình biến đổi hóa học là

  1. Quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
  2. Quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.
  3. Quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.
  4. Quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.

Câu 2: Quá trình biến đổi vật lý là:

  1. Quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
  2. Quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.
  3. Quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.
  4. Quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.

Câu 3: Chất ban đầu bị biến đổi trong quá trình phản ứng được gọi là

  1. Chất sản phẩm.
  2. Chất xúc tác.
  3. Chất phản ứng hay chất tham gia.
  4. Chất kết tủa hoặc chất khí.

 

Câu 4: Chất mới sinh ra sau quá trình phản ứng được gọi là

  1. Chất sản phẩm.
  2. Chất xúc tác.
  3. Chất phản ứng hay chất tham gia.
  4. Chất kết tủa hoặc chất khí.

Câu 5: Trong một phản ứng bất kì thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?

  1. Số phân tử .
  2. Số nguyên tử mỗi nguyên tố.
  3. Số chất (số chất phản ứng bằng số sản phẩm).
  4. Tổng thể tích hỗn hợp phản ứng.

Câu 6: Các dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra là

  1. Sự tạo thành chất khí, chất kết tủa.
  2. Sự thay đổi màu sắc.
  3. Sự thay đổi về nhiệt độ của môi trường.
  4. Sự tạo thành chất khí, chất kết tủa; sự thay đổi màu sắc; sự thay đổi về nhiệt độ của môi trường.

Câu 7:  Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tương vật lý và hiện tượng hóa học

  1. Sự thay đổi về màu sắc của chất.
  2. Sự xuất hiện chất mới.
  3. Sự thay đổi về trạng thái của chất.
  4. Sự thay đổi về hình dạng của chất.

Câu 8: Chất nào sau đây là nhiên liệu thông dụng sử dụng trong nhà bếp để đun nấu?

  1. Khí gas
  2. Khí hydrogen
  3. Khí carbon dioxide
  4. Khí ammonia

Câu 9: Khẳng định đúng

Trong 1 phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩn phải chứa

  1. Số nguyên tử trong mỗi chất
  2. Số nguyên tử mỗi nguyên tố
  3. Số nguyên tố tạo ra chất
  4. Số phân tử của mỗi chất

Câu 10: Than, xăng, dầu đều là

  1. Nhiên liệu xanh
  2. Nhiên liệu tái chế
  3. Nhiên liệu hóa thạch
  4. Nhiên liệu phóng xạ

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Quá trình nào sau đây là biến đổi hóa học?

  1. Đốt cháy cồn trong đĩa.
  2. Hơ nóng chiếc thìa inox.
  3. Hòa tan muối ăn vào nước.
  4. Lọ nước hoa mở nắp bị bay hơi.

Câu 2: Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lý?

  1. Đốt cháy củi trong bếp.
  2. Thắp sáng bóng đèn dây tóc.
  3. Đốt sợi dây đồng trên lửa đèn cồn.
  4. Để sợi dây thép ngoài không khí bị gỉ.

Câu 3: Chọn câu sai:

  1. Xay tiêu là biến đổi vật lý.
  2. Đốt cháy đường mía là biến đổi hóa học.
  3. Băng đá tan là biến đổi hóa học.
  4. Hiện tượng ma trơi là biến đổi hóa học.

Câu 4: Cho hai quá trình sau:

  • Đun nước đá nóng chảy thành nước lỏng
  • Nung thuốc tím rắn thành màu đen

Kết luận đúng là:

  1. (1) và (2) đều là biến đổi vật lý.
  2. (1) và (2) đều là biền đổi hóa học.
  3. (1) là biến đổi vật lý, (2) là biến đổi hóa học.
  4. (1) là biến đổi hóa học, (2) là biến đổi vật lý.

Câu 5: Trong các biến đổi sau đây, biến đổi vật lý là

  1. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
  2. Trứng để lâu ngày bị thối.
  3. Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu.
  4. Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.

Câu 6: Nung nóng đá vôi (calcium carbonate) thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide. Chất đầu của phản ứng là

  1. Không khí.
  2. Calcium oxide.
  3. Carbon dioxide.
  4. Calcium carbonate.

Câu 7: Trong công nghiệp, người ta sản xuất amonia từ phản ứng tổng hợp giữa nitrogen và hydrogen, có xúc tác bột sắt (iron). Sản phẩm của phản ứng là

  1. Iron

Câu 8:  Carbon tác dụng với khí oxygen tạo thành khí carbon dioxyde, có phương trình chữ là

  1. Carbon dioxyde + oxygen → Carbon
  2. Carbon + oxygen → Carbon dioxyde
  3. Carbon dioxyde → Carbon + oxygen
  4. Carbon dioxyde + Carbon → oxygen

Câu 9: Nung nóng đá vôi (calcium carbonate) thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide, phương trình chữ của phản ứng là

  1. Calcium carbonate + Calcium oxide → Carbon dioxide
  2. Calcium carbonate + Carbon dioxide → Calcium oxide
  3. Carbon dioxide + Calcium oxide → Calcium carbonate
  4. Calcium carbonate → Calcium oxide + Carbon dioxide

Câu 10: Trong phản ứng giữa oxygen với hydrogen tạo thành nước, lượng chất nào tăng lên trong quá trình phản ứng?

  1. Chỉ có nước.
  2. Oxygen và hydrogen.
  3. Oxygen và nước.
  4. Hydrogen và nước.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến trải qua các giai đoạn sau

  • Nến chảy lỏng thấm vào bấc
  • Nến lỏng hóa hơi
  • Hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

Ciai đoạn nào của quá trình đốt nến xảy ra biến đổi vật lý, giai đoạn nào biến đổi hóa học?

  1. (1) biến đổi vật lý; (2) và (3) biến đổi hóa học.
  2. (1), (2) biến đổi vật lý; (3) biến đổi hóa học.
  3. (1),(3) biến đổi vật lý; (2) biến đổi hóa học.
  4. (2),(3) biến đổi vật lý; (1) biến đổi hóa học.

Câu 2: Men rượu được sử dụng trong sản xuất rượu nhưng không trực tiếp tham gia phản ứng hóa học tạo sản phẩm. Vậy men rượu có vai trò gì?

  1. Dung môi hòa tan chất tan.
  2. Tạo hương vị cho rượu.
  3. Tạo pH thích hợp.
  4. Xúc tác cho phản ứng.

Câu 3: Hòa tan viên C sủi vào nước thấy cốc nước mát hơn. Đây là phản ứng

  1. Thu nhiệt
  2. Tỏa nhiệt
  3. Không thu nhiệt, không tỏa nhiệt
  4. Không thể xác định được.

Câu 4: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  1. đốt trong lò kín.
  2. xếp củi chặt khít.
  3. thổi hơi nước.
  4. thổi không khí khô.

Câu 5: Tại sao cần phải chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang các loại nhiên liệu khác như nhiên liệu xanh, nhiên liệu tái chế,…

  1. Vì nhiên liệu hóa thạch cháy tỏa ra ít nhiệt lượng.
  2. Vì nhiên liệu hóa thạch khó sử dụng.
  3. Vì nhiên liệu hóa thạch là hữu hạn và sử dụng chúng gây ô nhiễm môi trường.
  4. Vì các nhiên liệu hóa thạch giá thành đắt.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Một vật bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi như thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?

  1. Tăng
  2. Giảm
  3. Không thay đổi
  4. Không thể biết được

Câu 2: Khi trời lạnh ta thấy mỡ bị đóng thành ván. Đun nóng các ván mỡ tan chảy. Nếu đun quá lửa sẽ có 1 phần hóa hơi và một phần cháy đen. Chọn câu đúng

  1. Khi trời lạnh mỡ đóng thành ván là hiện tượng vật lý
  2. Đun nóng mỡ bị cháy đen là hiện tượng vật lý
  3. Mỡ tan chảy khi đun nóng là hiện tượng hóa học
  4. Không có hiện tượng xảy ra

 

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay