Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Tốc độ phản ứng là

  1. Đại lượng đặc trưng cho sự tỏa nhiệt, thu nhiệt của phản ứng hóa học.
  2. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên thể tích của phản ứng hóa học.
  3. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên áp suất của phản ứng hóa học.
  4. Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học.

Câu 2: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

  • Nồng độ
  • Nhiệt độ
  • Khối lượng
  • Diện tích bề mặt
  • Chất xúc tác
  1. 1, 2, 3, 4
  2. 1, 2, 4, 5
  3. 2, 3, 4, 5
  4. 1, 2, 3, 5

Câu 3: Trong sản xuất rượu người ta sử dụng men rượu để

  1. Làm tăng hương vị.
  2. Làm chất xúc tác.
  3. Làm chất tạo màu.
  4. Làm chất tẩy màu.

Câu 4: Trong một phản ứng, làm thế nào để xác định tốc độ của phản ứng?

  1. Đo sự thay đổi nhiệt độ trong một khoảng thời gian.
  2. Đo sự thay đổi áp suất trong một khoảng thời gian.
  3. Đo sự thay đổi về thể tích, khối lượng chất rắn hoặc nồng độ chất tan trong một khoảng thời gian.
  4. Đo sự thay đổi về màu sắc, mùi vị, trạng thái, độ tan của các chất trong một khoảng thời gian.

Câu 5: Nồng độ có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

  1. Nồng độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.
  2. Nồng độ tăng, tốc độ phản ứng giảm.
  3. Nồng độ tăng, tốc độ phản ứng không thay đổi.
  4. Nồng độ không đổi, tốc độ phản ứng bằng 0.

Câu 6: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

  1. Nhiệt độ tỷ lệ nghịch với tốc độ phản ứng.
  2. Nhiệt độ tỷ lệ thuận với tốc độ phản ứng.
  3. Nhiệt độ thay đổi không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  4. Nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng bằng 0.

Câu 7: Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng

  1. Càng chậm.
  2. Không đổi
  3. Càng nhanh
  4. Không thể xác định được.

Câu 8: Nhận định nào chưa đúng khi nói về chất xúc tác?

  1. Chất xúc tác có vai trò làm tăng tốc độ phản ứng
  2. Sau phản ứng chất xúc tác vẫn giữ nguyên về khối lượng.
  3. Sau phản ứng chất xúc tác vẫn giữ nguyên về tính chất hóa học.
  4. Chất xúc tác cũng tham gia trực tiếp vào quá trình phản ứng hóa học.

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất càng nhỏ thì phản ứng xảy ra càng dễ.
  2. Phản ứng hóa học nào cũng phải cần chất xúc tác.
  3. Có phản ứng hóa học phải đun liên tục suốt thời gian phản ứng.
  4. Phản ứng hóa học nào cũng cần phải đun nóng để khơi mào phản ứng.

Câu 10: Chất xúc tác là

  1. Chất ức chế phản ứng hóa học
  2. Chất bị biến đổi sau khi phản ứng hóa học kết thúc.
  3. Chất kích thích phản ứng xảy ra.
  4. Chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và vẫn giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết  thúc.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

  1. đốt trong lò kín.
  2. xếp củi chặt khít.
  3. thổi hơi nước.
  4. thổi không khí khô.

Câu 2: Cho sắt phản ứng với axit clohiđric. Phản ứng xảy ra dễ nhất khi sắt ở dạng nào sau đây?

  1. Dạng viên nhỏ.
  2. Dạng bột.
  3. Dạng tấm mỏng.
  4. Dạng dây.

Câu 3: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ rượu ?

  1. Chất xúc tác.
  2. Áp suất.
  3. Nồng độ.
  4. Nhiệt độ.

Câu 4: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi đập nhỏ đá vôi trước khi cho vào lò nung?

  1. Chất xúc tác.
  2. Diện tích tiếp xúc.
  3. Nồng độ.
  4. Nhiệt độ.

Câu 5: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi  cây đóm cháy trong oxygen nhanh hơn cháy trong không khí?

  1. Chất xúc tác.
  2. Diện tích tiếp xúc.
  3. Nồng độ.
  4. Nhiệt độ.

Câu 6: Để chiếc đinh số 1 ngâm trong nước cất và chiếc đinh số 2 ngâm trong nước muối. Sau một khoảng thời gian ta thấy

  1. Đinh 1 gỉ nhiều hơn đinh 2
  2. Đinh 2 gỉ nhiều hơn đinh 1
  3. 2 đinh gỉ như nhau
  4. 2 đinh không gỉ

Câu 7: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có sự tham gia của

  1. Chất lỏng
  2. Chất rắn
  3. Chất khí
  4. Cả rắn, lỏng, khí.

Câu 8: Than tổ ong thường có nhiều lỗ rỗng vì

  1. Để tăng nhiệt độ của than
  2. Để giảm khối lượng than trên một viên, bán than có lãi hơn
  3. Để tăng diện tích tiếp xúc của than với không khí
  4. Tăng áp suất của lò

Câu 9: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ?

  1. Nhiệt độ, áp suất
  2. Diện tích tiếp xúc
  3. Nồng độ
  4. Xúc tác


Câu 10: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do

  1. Nồng độ của các chất khí tăng lên.
  2. Nồng độ của các chất khí giảm xuống.
  3. Chuyển động của các chất khi tăng lên.
  4. Nồng độ của các chất khí không thay đổi.

3. VẬN DỤNG ( 5 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.
  2. Trong quá trình sản xuất rượu từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
  3. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.
  4. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.

Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây.

  1. Đập nhỏ than trước khi đưa vào bếp làm than khó bén lửa.
  2. Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra sắt (III) sunfua.
  3. Nghiền nhỏ vừa phải đá vôi giúp phản ứng nung vôi diễn ra dễ dàng hơn.
  4. Thêm chất xúc tác MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học mà không cần phải đun nóng?

  1. Lưu huỳnh tác dụng với sắt.
  2. Phân hủy đường thành than.
  3. Kẽm tác dụng với axit clohiđric.
  4. Than cháy trong không khí.

Câu 4: Tốc độ của phản ứng tăng bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ từ 200oC đến 240oC, biết rằng khi tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 2 lần.

  1. 2 lần
  2. 4 lần
  3. 8 lần
  4. 16 lần

Câu 5: Cho phản ứng A + 2B → C

Cho biết nồng độ ban đầu của A là 0,8M, của B là 0,9M và hằng số tốc độ k = 0,3. Hãy tính tốc độ phản ứng khi nồng độ chất A giảm 0,2M.

  1. 0,03
  2. 0,035
  3. 0,04
  4. 0,045

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho chất xúc tác Mn2O vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (ở đktc). Tính tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây.

  1. 10-5 mol /l.s
  2. 10-5 mol/l.s
  3. 10-5 mol/l.s
  4. 10-5 mol/l.s

Câu 2: Cho phản ứng: A+ 2B → C

Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4. Tính tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.

  1. 0052 mol/l.s
  2. 0,0062 mol/l.s
  3. 0,0072 mol/l.s
  4. 0,0082 mol/l.s

Câu 3: Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng :

N2 (k) + 3H2 (k) →2NH3 (k)

Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau:

[N2] = 4M; [H2] = 6M; [NH3] = 4M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là:

  1. 6 và 12
  2. 4 và 6
  3. 8 và 16
  4. 4 và 8

 

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay