Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều Bài 6: Nồng độ dung dịch

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Nồng độ dung dịch. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều

BÀI 6: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Dung dịch là gì?

  1. Dung dịch là hỗn hợp không đồng nhất của chất tan và dung môi.
  2. Dung dịch là hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.
  3. Dung dịch là hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan vào nhau.
  4. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

Câu 2: Cho thí nghiệm: Hòa tan đường vào trong nước ta được dung dịch nước đường. Hãy cho biết trong thí nghiệm trên chất tan là

  1. Đường.
  2. Nước.
  3. Nước đường.
  4. Không có đáp án đúng.

Câu 3: Dung dịch chưa bão hòa là

  1. Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
  2. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
  3. Hỗn hợp của chất khí trong chất lỏng.
  4. Hỗn hợp của chất rắn trong chất lỏng.

Câu 4: Dầu ăn có thể hòa tan trong

  1. Nước muối.
  2. Nước.
  3. Nước đường.
  4. Xăng

Câu 5: Hai chất không thể hòa tan vào nhau tạo thành dung dịch là

  1. Nước và đường.
  2. Rượu và nước.
  3. Dầu ăn và cát
  4. Nước và muối

Câu 6: Chất tan có thể ở thể nào?

  1. Thể rắn.
  2. Thể lỏng.
  3. Thể khí.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Độ tan của một chất trong nước là

  1. Số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất xác định.
  2. Số gam chất đó hòa tan trong 100g dung dịch để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất nhất định.
  3. Số lít chất tan đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất xác định.
  4. Số lít chất tan đó hòa tan trong 100g dung dịch để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất nhất định.

Câu 8: Công thức tính độ tan của một chất trong nước là

Câu 9: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau

  1. Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch.
  2. Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100g dung môi.
  3. Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 100g dung dịch.
  4. Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 100g dung môi.

Câu 10: Công thức tính nồng độ phần trăm của một dung dịch là

Câu 11: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau

  1. Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 100 gam dung dịch.
  2. Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.
  3. Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
  4. Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Câu 12: Công thức tính nồng độ mol là

Câu 13: Chọn nhận định sai

  1. Độ tan của hầu hết các chất rắn như đường, muối ăn,… đều tăng khi nhiệt độ.
  2. Độ tan của hầu hết các chất khí đều tăng khi tăng nhiệt độ.
  3. Oresol là một loại dung dịch bù nước và điện giả
  4. Để pha dung dịch muối ăn có nồng độ 0,9%, ta sử dụng muối khan.

Câu 14: Đơn vị của nồng độ mol (CM) là:

  1. %.
  2. g/mol.
  3. mol/l.
  4. g/cm3.

Câu 15: “Trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, khả năng hòa tan trong cùng một dung môi của các chất là …” .

Trong dấu … là

  1. Như
  2. Khác nhau.
  3. Bằng 0.
  4. Không xác định đượ

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Công thức liên hệ giữa nồng độ phần trăm và độ tan là:

  1. .
  2. .
  3. .
  4. .

 

Câu 2: Một dung dịch chứa 20 gam chất tan và 80 gam dung môi. Vậy khối lượng của dung dịch là bao nhiêu?

  1. 60 gam.
  2. 100 gam.
  3. 40 gam.
  4. 70 gam.

Câu 3: Hòa tan 40 gam ZnCl2 vào 280 gam nước. Tính nồng độ phần trăm dung dịch?

  1. 15,5%.
  2. 14,5%.
  3. 13,5%.
  4. 12,5%.

 

Câu 4: Cho 35 gam KOH hòa tan vào 140 gam nước thu được dung dịch B. Nồng độ phần trăm dung dịch là             

  1. 20%.
  2. 30%.
  3. 40%.
  4. 50%.

Câu 5: Tính khối lượng NaCl có trong 150 gam dung dịch NaCl 60%.

  1. 80 gam.
  2. 85 gam.
  3. 90 gam.
  4. 95 gam.

Câu 6: Số mol của HCl có trong 200 ml HCl 0,15M là

  1. 0,3 mol.
  2. 0,03 mol.
  3. 0,15 mol.
  4. 1,5 mol.

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 66 gam NH4Cl ở 25oC  vào 220 gam nước, thu được dung dịch bão hòa. Xác định độ tan của NH4Cl.

  1. 10 gam.
  2. 20 gam.
  3. 30 gam.
  4. 40 gam.

 

Câu 8: Xác định độ tan của Na2SO4 trong 180 gam nước ở 20oC , biết rằng ở nhiệt độ này khối lượng Na2SO4 hòa tan trong nước là 90 gam thì thu được dung dịch bão hòa.

  1. 30 gam.
  2. 35 gam.
  3. 45 gam.
  4. 50 gam.

Câu 9: Dung dich KOH 2M (D = 1,43 g/ml). Tính C%

  1. 2,45 M.
  2. 5,43 M.
  3. 7,832 M.
  4. 4,6 M.

Câu 10: Biết độ tan của NaCl ở 30C  là 36 gam. Lấy m gam NaCl hòa tan vào 190 gam nước thu được dung dịch bão hòa. Giá trị của m là

  1. 69,2 gam.
  2. 70,4 gam.
  3. 70,2 gam.
  4. 68,4 gam.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trộn 4 lít dung dịch KCl 2M với 2 lít dung dịch KCl 5M. Tính nồng độ mol của dung dịch KCl sau trộn?

Câu 2: Tính nồng độ mol của 350 ml dung dịch chứa 74,2 gam Na2CO3.

Câu 3: Muốn pha 250 ml dung dịch MgSO4 nồng độ 2M từ dung dịch MgSO4 8M thì thể tích dung dịch MgSO4 8M cần lấy là:

  1. 61,5 ml.
  2. 62 ml.
  3. 62,5 ml.
  4. 63 ml.

Câu 4: Muốn pha 300 gam dung dịch HCl 2% từ dung dịch HCl 12% thì khối lượng dung dịch HCl 12% cần lấy là

  1. 40 gam.
  2. 50 gam.
  3. 60 gam.
  4. 70 gam.

Câu 5: Trộn 200 gam dung dịch CuCl2 15% với m gam dung dịch CuCl2 5,4% thì thu được dung dịch có nồng độ 11,8%. Giá trị của m là:

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Độ tan của KNO3 trong nước 100oC là 248 gam và ở 20oC là 34 gam. Khối lượng KNO3 kết tinh từ 200 gam KNO3 trong 200 gam nước ở 100oC làm lạnh xuống 20oC là:

  1. 134 gam.
  2. 166 gam.
  3. 132 gam.
  4. 169 gam.

Câu 2: Độ tan của AgNO3 trong nước ở 80oC là 668 gam và ở 20oC là 222 gam. Đưa 225 gam dung dịch AgNO3 bão hòa ở 80oC xuống 20oC thì lượng AgNO3 tách ra khỏi dung dịch là:

  1. 124,65 g.
  2. 126,34 g.
  3. 120,15 g.
  4. 130,66 g.

Câu 3: Làm bay hơi nước 82,92 ml dung dịch CuSO4 thu được 18 gam tinh thể CuSO4.5H2O và khối lượng riêng của dung dịch còn lại là D= 1,206 g/mol. Nồng độ phân trăm dung dịch là:

  1. 15%.
  2. 24%.
  3. 31%.
  4. 18%.

Câu 4: Một muối sunfat của kim loại hóa trị II ngậm nước có khối lượng phân tử 278 gam và khối lượng nước kết tinh chiếm 45,324%. Công thức hóa học của muối này là:

  1. CuSO4.5H2O
  2. FeSO4.7H2O
  3. CaSO4.2H2O
  4. ZnCl2.3H2O

Câu 5: Hai dung dịch X và Y chứ cùng một chất tan. Nồng độ maol của X gấp 2 lần của Y. Trộn 3 thể tích X với 5 thể tích Y được dung dịch Z có nồng độ 3M. Nồng độ mol của các dung dịch X và Y lần lượt là:

  1. 3,34M và 2,37M.
  2. 4,36M và 2,18M.
  3. 5,4M và 3,3M.
  4. 2,63M và 1,54M.

 

 

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 6: Nồng độ dung dịch

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay