Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Sinh học Kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 8 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
A. thực vật, động vật và con người
B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
C. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
D. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người
Câu 2: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh
Câu 3: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
A. nhân tố hữu sinh
B. nhân tố vô sinh
C. các bệnh truyền nhiễm
D. nước, không khí, độ ẩm, thực vật ưa sáng
Câu 4: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?
A. Nhóm nhân tố vô sinh.
B. Nhóm nhân tố hữu sinh.
C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.
D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
Câu 5: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sông
C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
Câu 6: Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt?
A. Điều hòa co dãn mạch máu dưới da
B. Điều khiển tăng giảm tiết mồ hôi
C. Co duỗi chân lông
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Trung khu điều hòa sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu?
A. Hạch thần kinh
B. Dây thần kinh
C. Tủy sống
D. Não bộ
Câu 8: Lỗ chân lông co vào được là nhờ hoạt động của bộ phận nào?
A. Dây thần kinh
B. Tuyến nhờn
C. Cơ co lỗ chân lông
D. Mạch máu
Câu 9: Lông và móng có bản chất là gì?
A. Một loại tế bào trong cấu trúc da
B. Sản phẩm của các túi cấu tạo từ tầng tế bào sống
C. Các thụ quan
D. Một mảng mô tăng sinh
Câu 10: Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì?
A. Tuyến nhờn
B. Mạch máu
C. Sắc tố da
D. Thụ quan
Câu 11: Sự phát sinh và phát triển của các tế bào sinh dục xảy ra ở
A. buồng trứng và tinh hoàn.
B. cơ quan sinh dục phụ.
C. tử cung.
D. âm đạo.
Câu 12: Hội chứng AIDS do HIV gây ra không lây truyền qua con đường
A. tiếp xúc qua nói chuyện trực tiếp.
B. quan hệ tình dục không an toàn
C. truyền máu có nhiễm HIV.
D. tiêm cùng kim tiêm với người có HIV.
Câu 13: Tác nhân gây nên bệnh AIDS là gì?
A. Virus HIV
B. Xoắn khuẩn
C. Trực khuẩn E. coli
D. Cả A và B
Câu 14: Sau khi hoàn thiện về cấu tạo, tinh trùng được dự trữ ở đâu?
A. Ống đái
B. Mào tinh
C. Túi tinh
D. Tinh hoàn
Câu 15: Ở túi tinh, tinh trùng tiếp tục được nuôi dưỡng là nhờ đâu?
A. Tuyến tiền liệt tiết dịch.
B. Tuyến hành tiết dịch nuôi dưỡng tinh trùng.
C. Chất dịch do thành túi tiết ra.
D. Chất dịch giàu glucose do tinh hoàn tiết ra.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................