Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập Chương 1, 2 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1, 2 (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

CHƯƠNG 2: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XX

 

Câu 1: : Câu nào không đúng về giai cấp vô sản trong cách mạng công nghiệp?

  1. Giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp thống trị trong xã hội
  2. Ngày càng đông đảo và tập trung
  3. Với thân phận là người lao động làm thuê, chịu áp bức, bóc lột, giai cấp vô sản mâu thuẫn về quyền lợi với giai cấp tư sản
  4. Họ đã đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản.

Câu 2: Câu nào trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Mỹ được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn cho bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (02/09/1945)?

  1. Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
  2. Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong số những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
  3. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đến giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ đã đứng thứ mấy trên thế giới về sản xuất công nghiệp?

  1. Thứ nhất
  2. Thứ hai
  3. Thứ ba
  4. Thứ tư

Câu 4: Tại sao nói Cách mạng tư sản Anh không triệt để?

  1. Vì đã không xoá bỏ tận gốc chế độ phong kiến và giải quyết vấn đề ruộng đất của nông dân
  2. Vì giới nghiên cứu lịch sử không chịu thừa nhận hiện thực vấn đề.
  3. Vì cuộc cách mạng không đưa nước Anh trở thành nước xã hội chủ nghĩa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: “Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.” Em có đồng ý với ý kiến này hay không?

  1. Có. Vì tuy các nước tư bản có thi hành đàn áp, bóc lột nhưng chính điều đó giúp các nước thuộc địa nhận ra được yếu kém của mình, từ đó có những chiến lược để chống lại và phát triển đất nước.
  2. Có. Vì các nước tư bản đã đầu tư xây dựng rất nhiều đường xá, nhà, công trình, trường học, bệnh viện,…; hỗ trợ về văn hoá, giáo dục,… Đây đều là những thứ mà các nước thuộc địa không thể làm được vào thời điểm đó.
  3. Không. Vì các nước tư bản xây dựng đường xá, công trình,… chỉ nhằm mục đích khai thác kinh tế và các đàn áp phong trào đấu tranh. Các nước tư bản còn đưa ra nhiều chính sách hà khắc.
  4. Cả A và B.

Câu 6: Hình ảnh này miêu tả thứ gì?

  1. Phương tiện cao cấp nhất thế kỉ XX
  2. Cuộc sống giàu sang của người dân London ở cách mạng công nghiệp
  3. Đoàn tàu hoả đầu tiên chạy trên đường sắt nối hai thành phố Manchester và Liverpool
  4. Đoàn tàu hoả đầu tiên chạy trên đường sắt nối hai thành phố Liverpool và London.

Câu 7: Năm 1640, để có tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Scotland, vua Charles I đã làm gì?

  1. Tăng thuế thu nhập cá nhân lên gấp đôi so với trước đó.
  2. Vay nặng lãi từ giai cấp tư sản và đặc biệt là tầng lớp quý tộc mới.
  3. Triệu tập Quốc hội, gồm đa số đại biểu là quý tộc mới và tư sản, nhằm tăng thêm các khoản thuế mới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đặc điểm chính của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh là:

  1. Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ cộng hoà tổng thống
  2. Do tầng lớp nhân dân và nô lệ lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.
  3. Do tầng lớp tư sản hùng mạnh lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức thoát li, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa đặc trưng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Câu nào không đúng về tình hình cách mạng công nghiệp ở Đức?

  1. Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XIX, phát triển dựa trên một nền công nghiệp nặng, hiện đại và tập trung.
  2. Công nghiệp dệt may, chế tạo vũ khí, giao thông vận tải đóng vai trò chủ đạo.
  3. Giữa thế kỉ XIX, kinh tế Đức phát triển với tốc độ rất cao.
  4. Đến khi thống nhất đất nước (1871), Đức đã trở thành một nước công nghiệp.

Câu 10: Vì sao Đông Nam Á sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

  1. Do Đông Nam Á có nhiều người tài.
  2. Do các nước nơi đây đang có tham vọng làm bá chủ thế giới nên các nước phương Tây muốn kìm hãm sức mạnh.
  3. Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Năm 1764, James Hargreaves chế tạo ra máy kéo sợi Jenny
  2. Năm 1770, Henry Cort phát minh ra kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt.
  3. Năm 1790, Hansman phát minh ra phương pháp luyện sắt thành thép.
  4. Năm 1838, hệ thống điện tín sử dụng mã Morse được phát minh.

Câu 12: Vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh?

  1. Vì vào giữa thế kỉ XVII, nước Anh hội tụ đủ những tiền đề để tiến hành cách mạng công nghiệp: vốn (tư bản), nhân công và sự phát triển kĩ thuật.
  2. Vì vào giữa thế kỉ XVII, nước Anh có một đội ngũ kĩ sư, nhà khoa học hùng hậu trên khắp thế giới đổ về.
  3. Vì Chúa muốn ban cho nước Anh một ân huệ lớn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Vào đầu thế kỉ XVII ở Anh, sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế đã dẫn tới:

  1. Cuộc chiến với người Scotland và nhiều dân tộc xung quanh nước Anh khác.
  2. Cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
  3. Cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
  4. Cuộc chiến tranh giành ngôi vua giữa tầng lớp quý tộc mới.

Câu 14: Năm 1769, R. Arkwright phát minh ra:

  1. Máy kéo sợi chạy bằng hơi nước
  2. Máy kéo sợi chạy bằng tay
  3. Máy kéo sợi chạy bằng điện
  4. Máy kéo sợi chạy bằng dầu hoả

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX?

  1. Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á tuy khác nhau về thời điểm và hình thức đấu tranh nhưng đều cùng mục đích chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân.
  2. Vào thế kỉ XVII, nhân dân trên quần đảo Banda (Indonesia) đã vùng lên chống lại chính sách độc quyền cây hương liệu của công ty Đông Ấn Hà Lan.
  3. Đến đầu thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro ở Java (Indonesia) đã làm rung chuyển chế độ cai trị của thực dân Hà Lan.
  4. Trong suốt thế kỉ XIX, thực dân Pháp và Tây Ban Nha vấp phải cuộc kháng chiến quyết liệt của nhân dân Myanmar qua ba cuộc chiến tranh từ năm 1824 đến năm 1885.

Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về tình hình nước Pháp trước cách mạng?

  1. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, năng suất thấp.
  2. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều, nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.
  3. Máy móc ít được sử dụng trong sản xuất. Chỉ có một số lượng nhỏ trung tâm công nghiệp ra đời.
  4. Các hải cảng lớn như: Marseille, Bordeaux,... tấp nập tàu buôn ra vào.

Câu 17: Đâu không phải kết quả, ý nghĩa, tính chất/đặc điểm của cuộc chiến giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

  1. Cuộc chiến kết thúc, nhân dân 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ giành được độc lập.
  2. Những đạo luật cản trở sự phát triển của nền kinh tế do chính quyền Anh áp đặt được xoá bỏ đã mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Bắc Mỹ.
  3. Thắng lợi đem đến cho nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới niềm hi vọng được giải phóng, độc lập.
  4. Cuộc chiến do giai cấp tư sản, chủ nô lãnh đạo nhưng thực chất là cuộc cách mạng vô sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.

Câu 18: Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước có từ năm nào?

  1. 1614
  2. 1714
  3. 1814
  4. 1914

Câu 19: Đây là ai?

  1. Oliver Cromwell
  2. George Washington
  3. Barack Obama
  4. Vladimir Ilyich Lenin

Câu 20: Đối với ba nước Đông Dương, từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp:

  1. Tìm mọi cách tranh giành phạm vi ảnh hưởng
  2. Tìm mọi cách đùn đẩy trách nhiệm chiếm đóng cho nhau.
  3. Liên minh để xâm chiếm các nước này.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21: Theo em, nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ,... thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào?

  1. Mọi thứ sẽ như thời trung đại. Sản xuất thủ công, năng suất thấp, cuộc sống thiếu thốn; liên lạc, đi lại khó khăn,…
  2. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên thanh bình vì không có những âm thanh ồn ào của xe cộ, máy móc,…
  3. Chúng ta sẽ được sống một cuộc sống sung túc thay vì phải bon chen kiếm từng đồng như ngày nay.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22: Vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế:

  1. Phát triển nhất châu Âu
  2. Lạc hậu nhất châu Âu
  3. Với nhiều ngành nghề hoàn toàn mới lạ, đi trước thế giới
  4. Cả A và C.

Câu 23: Để các nhà máy dệt có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào là nhờ vào phát minh nào?

  1. Phát minh máy kéo sợi của Jenny
  2. Phát minh máy hơi nước của James Watt
  3. Phát minh động cơ đốt trong của Christiaan Huygens
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Chính quyền thực dân làm gì để dễ bề cai trị một nước hoặc một vùng thuộc địa?

  1. Tiến hành phát xít hoá chính quyền thuộc địa, bắt phải phục tùng vô điều kiện.
  2. Chia nước/vùng đó thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau
  3. Tước khí giới, ra lệnh giới nghiêm trên khắp lãnh thổ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Sự kiện nào đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

  1. Anh ép Brunei kí Hiệp ước Labuan năm 1846, cho phép Anh làm chủ vùng đất này.
  2. Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca, làm chủ cửa ngõ đi từ Ấn Độ Dương vào vùng biển Đông.
  3. Chiến hạm Anh đổ bộ vào Mandalay năm 1885, chính thức mở ra một thời đại mới trong lịch sử Đông Nam Á.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay