Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN NHIỀU CHỌN
Câu 1: Khi nào chủ nghĩa tư bản chính thức bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
A. Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
B. Vào đầu thế kỉ XIX
C. Cuối thế kỉ XVIII.
D. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
Câu 2: Lĩnh vực nào ở Anh chứng kiến sự xuất hiện mạnh mẽ của các công ti độc quyền?
A. Trong công nghiệp và tài chính.
B. Trong nông nghiệp.
C. Trong thương mại.
D. Trong lĩnh vực ngân hàng.
Câu 3: So với các nước đế quốc khác, diện tích thuộc địa của Pháp đứng ở vị trí nào?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 4: Đến cuối thế kỉ XIX, đặc điểm nổi bật nhất của nền công nghiệp Đức là gì?
A. Có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
B. Dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ).
C. Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp.
D. Trở thành nước công nghiệp.
Câu 5: Đâu là lý do chính khiến giới cầm quyền Đức thực hiện chính sách chạy đua vũ trang?
A. Vì để giành thế đối trọng về sức mạnh quân sự với các nước đế quốc khác.
B. Vì Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn các nước trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,...
C. Vì Đức muốn trở thành một nước bá chủ thế giới.
D. Vì giới cầm quyền muốn xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 6: Giai cấp công nhân ra đời là do hệ quả của:
A. Cách mạng tư sản.
B. Các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu.
C. Cách mạng công nghiệp
D. Cách mạng vô sản.
Câu 7: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản do ai soạn thảo?
A. Karl Marx
B. F. Engels
C. V. I. Lenin
D. Cả A và B.
Câu 8: Quốc tế thứ nhất được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1848.
B. Năm 1864.
C. Năm 1876.
D. Năm 1895.
Câu 9: Quốc tế thứ hai được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1848.
B. Năm 1864.
C. Năm 1889.
D. Năm 1895.
Câu 10: Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới được bầu ra theo nguyên tắc:
A. Tiến cử.
B. Bầu cử.
C. Căn cứ vào vai trò của từng cá nhân trong cách mạng.
D. Phổ thông đầu phiếu.
Câu 11: Bức tranh biếm hoạ sau thể hiện điều gì?
A. Ăn bánh không dễ dàng
B. Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ”
C. Sự tranh giành, mâu thuẫn trong nội bộ các nước đế quốc
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Ngày 01/08/1914 diễn ra sự kiện gì?
A. Áo – Hung tuyên chiến với Pháp
B. Italy tuyên chiến với Anh
C. Đức tuyên chiến với Nga
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Khối nào dành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Khối Liên minh
B. Khối Hiệp ước
C. Khối Đồng minh
D. Khối Phát-xít
Câu 14: Nhật Bản có được gì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chiếm lại một số đảo của Đức
B. Nâng cao vị thế ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương
C. Toàn bộ vùng phía đông Liên Xô.
D. Cả A và B.
Câu 15: Tổn thất về kinh tế trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là bao nhiêu?
A. 8.5 tỉ USD
B. 85 tỉ USD
C. 850 tỉ USD
D. 8500 tỉ USD
Câu 16:............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, các nước châu Âu và Mỹ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Công nghiệp nặng như thép, điện, hóa chất phát triển vượt bậc, đi kèm với việc mở rộng mạng lưới đường sắt, giao thông vận tải và hệ thống viễn thông hiện đại. Cùng lúc đó, các đế quốc châu Âu tiếp tục tiến hành chính sách thực dân, tranh giành thuộc địa ở châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương để khai thác tài nguyên và mở rộng thị trường. Mỹ cũng nhanh chóng trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu thế giới, mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài qua các cuộc chiến tranh và can thiệp quốc tế.”
a) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai tập trung vào các ngành công nghiệp nặng như thép, điện và hóa chất.
b) Các nước châu Âu và Mỹ không có sự phát triển công nghiệp đáng kể trong giai đoạn này.
c) Các đế quốc châu Âu tăng cường chính sách thực dân và tranh giành thuộc địa trên nhiều lục địa.
d) Mỹ không có vai trò quan trọng trong chính trị và kinh tế thế giới vào đầu thế kỉ XX.
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Phong trào công nhân xuất hiện mạnh mẽ ở các nước phương Tây cuối thế kỉ XIX khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai thúc đẩy sản xuất hàng loạt và tạo ra tầng lớp công nhân đông đảo làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Điều kiện lao động của họ rất khắc nghiệt, với thời gian làm việc dài, lương thấp và môi trường làm việc thiếu an toàn. Trước tình hình đó, công nhân đã tổ chức các cuộc đình công và phong trào đấu tranh đòi quyền lợi về lương bổng, điều kiện lao động và quyền tổ chức công đoàn.
a) Phong trào công nhân bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai với điều kiện lao động khắc nghiệt và bất công.
b) Công nhân không có bất kỳ hình thức đấu tranh nào để cải thiện điều kiện lao động.
c) Đình công và thành lập công đoàn là những hình thức đấu tranh phổ biến của phong trào công nhân.
d) Các nhà máy trong thời kỳ này luôn bảo đảm điều kiện làm việc tốt cho công nhân.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................