Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 4. Văn bản thông tin (phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 4. Văn bản thông tin (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều

ÔN TẬP BÀI 4. VĂN BẢN THÔNG TIN (PHẦN 1)

Câu 1: “Mỗi năm tai nạn giao thông xóa sổ dân số của ….. xã cỡ trung bình” trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở. Điền đáp án chính xác vào chỗ ….

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

 

Câu 2: Bố cục của văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở có thể chia thành mấy phần?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 3: Sự việc các hành khách nổi hứng dọa máy bay có lựu đạn phản ánh điều gì trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở?

  1. Tình hình an ninh kém
  2. Ý thức pháp luật của công dân
  3. Do đùa quá trớn
  4. Do nhầm lẫn

Câu 4: Vì sao vị giáo sư Pháp lại sửng sốt khi nhìn thấy biển lớn “Sống và làm việc phải theo pháp luật” trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở?

  1. Vì với vị khách sống và làm việc theo pháp luật cũng giống với sống và làm việc thì phải thở
  2. Vì nó quá lố bịch
  3. Vì nó không đúng với suy nghĩ của vị khách
  4. Vì quan niệm của nước ông ấy hoàn toàn khác

 

Câu 5: Theo tác giả trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở, “Để tiến đến văn minh thì phải ….?”

  1. Thượng tôn pháp luật
  2. Có kinh tế vững mạnh
  3. Có tri thức
  4. Có văn hóa

Câu 6: Câu văn “Phải coi một nhà nước biết đến pháp quyền và nhân dân hiểu pháp luật quan trọng như khí trời để thở, như nước uống hằng ngày” trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Nhân hóa
  2. So sánh
  3. Ẩn dụ
  4. Lặp từ

Câu 7: Vậy theo tác giả trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở, nguyên nhân chính gây nên tình trạng tai nạn giao thông là gì?

  1. Ý thức pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông kém
  2. Do tình trạng đua xe lạng lách đánh võng
  3. Do người lái xe say xỉn
  4. Do tình trạng vượt đèn đỏ của người điều khiển phương tiện giao thông

Câu 8: Bản thảo nào giáo sư Tạ Quang Bửu viết dang dở trước khi qua đời trong văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái?

  1. Thống kê thường thức
  2. Vật lí cương yếu
  3. Nguyên tử - hạt nhân – vũ trụ tuyến
  4. Chiến lược con người

Câu 9: Tác giả của văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái là ai?

  1. Hàm Châu
  2. Hàm Long
  3. Tô Mai
  4. Nguyễn Ngọc Duy

Câu 10: Ngay mở đầu văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái, tác giả đã trích dẫn ý kiến cho rằng Tạ Quang Bửu là ai?

  1. Cao Bá Quát ngày nay
  2. Nguyễn Bỉnh Khiêm thời nay
  3. Lê Quý Đôn thời nay
  4. Lê Hữu Trách thời nay

Câu 11: Theo tác giả trong văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái, ông Bửu biết những ngôn ngữ gì?

  1. Hán, Anh, Đức, Nga, Pháp, Ba Lan
  2. Tiếng Pháp và Nga
  3. Tiếng Đức, tiếng Trung
  4. Tiếng Trung và tiếng Anh

Câu 12: Giáo sư Tạ Quang Bửu đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh trong văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái về:

  1. Khoa học kĩ thuật
  2. Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học, kĩ thuật hiện đại sau 1945 chỉ đạo các nhiệm vụ kĩ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
  3. Toán học
  4. Về lĩnh vực vũ khí mới

Câu 13: Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 1948 Giáo sư Nguyễn Xiển đã dự báo “Với những người mở đường như ông Tạ Quang Bửu và ông Lê Văn Thiêm thì chắc chắn nước ta sẽ…. không kém nước khác” trong văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái. Điền từ còn thiếu vào chỗ ….

  1. Có hàng trăm nhà toán học có tài
  2. Có nhiều nhà khoa học có tài
  3. Có nhiều họa sĩ và kiến trúc sư có tài
  4. Có nhiều nhà ngôn ngữ học có tài

Câu 14: Khi trở về nước ông Tạ Quang Bửu làm giáo viên dạy gì trong văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái?

  1. Dạy toán và tiếng Anh
  2. Dạy tiếng Anh
  3. Dạy tiếng Hán
  4. Dạy chữ Nôm

Câu 15: Dòng nào sau đây đúng với nhận xét của đồng chí Hoàng Xuân Tùy về ông Tạ Quang Bửu trong văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái:

  1. Ông Bửu “có một cách học độc đáo: học để biết, chứ không phải học để thi”.
  2. Ông Bửu “học rộng tài cao, lĩnh vực gì cũng biết”
  3. Ông Bửu “ không chỉ giỏi toán, về ngôn ngữ mà còn tường tận cả âm nhạc, hội họa, kiến trúc”.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 16: Giáo sư Tạ Quang Bửu qua đời vì bệnh gì trong văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái?

  1. Bệnh tim
  2. Rối loạn tuần hoàn não
  3. Bệnh huyết áp
  4. Bệnh sốt rét

Câu 17: Chỉ ra lỗi sai thành phần câu của câu “Bằng những khảo sát đáng tin cậy đã chỉ ra rằng, các con sông lớn đang dần dần khô cạn”.

  1. Lỗi thiếu chủ ngữ
  2. Lỗi thiếu vị ngữ
  3. Lỗi thiếu cả chủ cả vị ngữ
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 18: Chỉ ra lỗi sai thành phần câu của câu “ Chữ người tử tù, một tác phẩm được sáng tác bằng bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân”

  1. Lỗi thiếu vế câu
  2. Câu thiếu thành phần vị ngữ
  3. Sắp xếp sai vị trí thành phần câu
  4. Câu thiếu thành phần chủ ngữ

Câu 19: Chỉ ra lỗi sai của câu “Ở Châu Úc, diện tích ngô giảm một nửa nhưng năng suất lại tăng gấp đôi. Tổng sản lương nhờ thế tăng gần gấp đôi”.

  1. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  2. Thiếu chủ ngữ
  3. Thiếu vị ngữ
  4. Thiếu vế câu

Câu 20: Chỉ ra lỗi sai của câu “Ở trong toàn bộ truyện Kiều của Nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến”.

  1. Lỗi thiếu thành phần vị ngữ
  2. Lỗi sai trật tự sắp xếp các thành phần
  3. Lỗi thiếu chủ ngữ
  4. Lỗi thiếu trạng ngữ

Câu 21: Câu “Chúng ta, những học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” sai ở đâu?

  1. Thiếu thành phần vị ngữ
  2. Thiếu thành phần chủ ngữ
  3. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  4. Thiếu trạng ngữ

Câu 22: Chỉ ra lỗi sai của câu “Với những tin tức lan truyền trên mạng xã hội không phải bao giờ cũng chính xác”

  1. Thiếu thành phần vị ngữ
  2. Thiếu thành phần chủ ngữ
  3. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  4. Thiếu vế câu

Câu 23: Chỉ ra lỗi sai trong câu “Mưa lớn chẳng những khiến bà con không thể đi làm được, nhấn chìm nhiều hoa màu”.

  1. Câu thiếu vế câu
  2. Câu thiếu vị ngữ
  3. Câu thiếu chủ ngữ
  4. Câu sai trật tự sắp xếp các thành phần

Câu 24: Câu sau sai ở đâu “Tuy cái Lan còn bé, nó đã biết giúp ba mẹ rất nhiều việc nhà”

  1. Thiếu vị ngữ
  2. Thiếu chủ ngữ
  3. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  4. Thiếu vế câu

Câu 25: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Đang bơi dưới ao, một đàn vịt”.

  1. Sai vị trí thành phần câu
  2. Thiếu chủ ngữ
  3. Thiếu vị ngữ
  4. Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay