Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 11 cánh diều (Đề số 9)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9 học kì 2 môn Ngữ văn 11 cánh diều này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
(1) Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ rào rạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son!
(2) Yêu biết mấy, những bước đi dáng đứng
Của đời ta chập chững buổi đầu tiên
Tập làm chủ, tập làm người xây dựng
Dám vươn mình, cai quản lại thiên nhiên!
(3) Yêu biết mấy, những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên!...
(Trích Mùa thu mới, Tố Hữu, Thơ Tố Hữu, NXB Văn học, 1998, tr. 204-205)
Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Em căn cứ vào đâu để xác định thể thơ đó.
Câu 2 (0.5 điểm): Ghi lại những hình ảnh diễn tả vẻ đẹp của quê hương, đất nước trong khổ thơ (1).
Câu 3 (1.0 điểm): Ý nghĩa của cụm từ “những con người đi tới” là gì?
Câu 4 (1.0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ (3).
Câu 5 (1.0 điểm): Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với đất nước và con người Việt Nam.
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nét đặc sắc về nội dung của đoạn thơ thứ nhất phần Đọc hiểu.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của em về những việc thế hệ trẻ ngày nay cần làm để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
BÀI LÀM:
...........................................
...........................................
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI HK 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
TT | Thành phần năng lực | Mạch nội dung | Số câu | Cấp độ tư duy | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | 40% | ||||
1 | Năng lực Đọc | Văn bản đọc hiểu | 5 | 2 | 20% | 2 | 20% | 1 | 10% | |
2 | Năng lực Viết | Nghị luận văn học | 1 | 5% | 5% | 10% | 20% | |||
Nghị luận xã hội | 1 | 7.5% | 10% | 22.5% | 40% | |||||
Tỉ lệ % | 22.5% | 35% | 42.5% | 100% | ||||||
Tổng | 7 | 100% |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 5 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được thể thơ. - Nêu được những hình ảnh diễn tả vẻ đẹp quê hương, đất nước trong đoạn thơ. | 2 | 0 | C1,2 | |||
Thông hiểu | - Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật. - Phân tích ý nghĩa cụm từ “những con người đi tới”. | 2 | 0 | C3,4 | |||
Vận dụng | - Nhận xét tình cảm của tác giả đối với đất nước và con người Việt Nam | 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng | Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 phân tích nét đặc sắc về nội dung của đoạn thơ thứ (1) phần Đọc hiểu. | 1 | 0 | C1 phần tự luận | |||
Viết văn bản nghị luận 600 chữ trình bày suy nghĩ về những việc thế hệ trẻ cần làm để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận. *Thông hiểu - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. - Lý giải được vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết. * Vận dụng - Mở rộng vấn đề trao đổi với quan điểm trái chiều hặc ý kiến khác để có cái nhìn khách quan toàn diện. | 1 | 0 | |||||
C2 phần tự luận |