Giáo án powerpoint dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 TH đọc hiểu: Tấm lòng người mẹ
Tải giáo án PowerPoint dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 TH đọc hiểu: Tấm lòng người mẹ. Giáo án điện tử thiết kế hiện đại, đẹp mắt, nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú. Tài liệu tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống theo dõi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
















Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
CÂU HỎI GỢI MỞ: Em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về tình mẫu tử. Theo em, tình mẫu tử có vai trò như thế nào đối với mỗi người?
- Tình mẫu tử là gì? Nó đến từ đâu đến nay không ai định nghĩa được. Chỉ biết rằng khi người mẹ mang thai một đứa con thì tự trong lòng người mẹ đã sản sinh ra một thứ tình cảm dành cho đứa trẻ đang lớn dần trong cơ thể mình.
- Tình cảm ấy có thể giúp người mẹ làm những điều phi thường, miễn rằng có thể bảo vệ được con bằng bất cứ giá nào dù có thể hi sinh thân mình mẹ cũng cố gắng có một cuộc sống tốt đẹp cho con,…
GỢI Ý THAM KHẢO
ÔN TẬP BÀI 3: TRUYỆN
TIẾT: TẤM LÒNG NGƯỜI MẸ
NỘI DUNG BÀI HỌC
01
Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
02
Nhắc lại kiến thức bài học
03
Tổng kết
- Tác giả.
- Tác phẩm.
- Đề tài và nhan đề.
- Tình huống truyện.
- Không gian và thời gian.
- Nhân vật Phăng-tin
04
Củng cố kiến thức – Vận dụng
- Nội dung.
- Nghệ thuẩh.
01
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
LÀM VIỆC CÁ NHÂN
Các em hãy dựa vào kiến thức đã học về văn bản Tấm lòng người mẹ và trả lời câu hỏi sau: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và đoạn trích Tấm lòng người mẹ.
a. Tác giả: Vic-to Huy-gô (1802 – 1885)
- Sinh ra tại Tu-lu-zơ, là ngôi sao mọc sớm, lặn muộn nhất ở chân trời thế kỉ XIX.
- Là người thông minh, tài năng, suốt cuộc đời đấu tranh vì sự tiến bộ của loài người.
- Sáng tác mang âm hưởng thời đại.
- Huy-gô sáng tác trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ và kịch.
b. Tác phẩm
Vị trí đoạn trích
Nằm ở phần thứ nhất – Phăng-tin bị mất việc, muốn về quê làm lại cuộc đời đành gửi cô con gái Cô-dét cho vợ chồng chủ quán trọ Tê-nác-đi-ê.
Nhưng không ngờ chúng đã dùng Cô-dét để lừa tiền và gián tiếp ép buộc và đẩy Phăng-tin vào con đường chết.
02
NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Xác định đề tài và ý nghĩa nhan đề của đoạn trích.
- Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” là đoạn trích có tình huống đặc biệt. Xác định tình huống và nêu ý nghĩa của tình huống ấy.
Cả lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm đọc văn bản Tấm lòng người mẹ và trả lời các câu hỏi sau:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Nêu ý nghĩa của các chi tiết miêu tả không gian, thời gian của đoạn trích.
- Phăng-tin hiện lên trong đoạn trích là người như thế nào? (Phân tích hành động, suy nghĩ phẩm chất của nhân vật)
Cả lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm đọc văn bản Tấm lòng người mẹ và trả lời các câu hỏi sau:
1. Đề tài và nhan đề
Đề tài: Viết về những con người khốn khổ trong xã hội.
Họ là những người nghèo bị xã hội bất công dồn đẩy ở tận đáy cùng, buộc phải lựa chọn giữa những con đường tăm tối.
Phăng-tin chính là một điển hình.
Nhan đề
Là nhan đề ngắn gọn, hàm súc bao quát được toàn bộ hành động, suy nghĩ, tính cách của nhân vật Phăng-tin dành cho đứa con gái nhỏ, hé mở những nghịch cảnh mà Phăng-tin phải chịu đựng và trải qua, hi sinh cho đứa con gái nhỏ.
1. Đề tài và nhan đề
Phăng-tin – cô gái vì nhẹ dạ nên đã bị gã đàn ông tồi lừa gạt đến có con.
Để tiếp tục cuộc sống, Phăng-tin đã phải gửi Cô-dét, đứa con gái của mình ở nhà Tê-nác-đi-ê.
Nhưng khi thấy Phăng-tin gửi tiền nuôi Cô-dét thất thường, vợ chồng Tê-nác-đi-ê luôn viết thư thôi thúc, bắt Phăng-tin phải bán đi tất cả để gửi tiền nuôi con.
Tình huống
2. Tình huống truyện
Ý nghĩa của tình huống truyện
- Xây dựng nên tình huống truyện độc đáo, éo le đẩy dồn đẩy nhân vật vào bước đường cùng, không còn sự lựa chọn nào khác.
- Thúc đẩy câu chuyện phát triển: hết lần này đến lần khác vợ chồng Tê-nác-đi-ê đòi hỏi, lần sau nặng nề hơn lần trước, càng ngày càng quá quắt khiến Phăng-tin vốn đã khốn khổ lại cảng khốn khổ hơn.
- Thể hiện phẩm chất của Phăng-tin: một người khốn khổ, một người mẹ yêu thương con.
a. Thời gian
3. Không gian và thời gian
Gợi ra sự tối tăm, lạnh lẽo, âm u như cuộc đời của Phăng-tin hiện tại.
Tô đậm thêm thảm cảnh khốn cùng của Phăng-tin.
3. Không gian và thời gian
b. Không gian
Căn trọ như ngục tù giam cầm và giết chết sức sống của Phăng-tin khiến chị càng ngày càng héo hon, khô cằn.
Quảng trường: đông đúc nhưng toàn những người săm soi, bới móc, tò mò về người khác.
a. Hoàn cảnh của Phăng-tin
Phăng-tin hiện lên trong đoạn trích là một người phụ nữ khốn khổ, bi đát, bất hạnh.
4. Nhân vật Phăng-tin
Được biểu hiện rõ nhất qua mỗi lần nhận được thư của vợ chồng Tê-nác-đi-ê về những điều liên quan đến Cô-dét.
Phăng-tin phải bán tóc, bán thân, bán răng để gửi tiền về nuôi con
Phăng-tin là một trong “những người khốn khổ” nhất mà tác phẩm khắc họa.
Những việc làm ấy cho thấy nàng rất thương con, hi sinh tất cả vì con.
b. Phẩm chất của Phăng-tin
03
TỔNG KẾT
Khắc họa tình cảnh khốn khổ, nghiệt ngã của Phăng-tin, sự thương xót cho hoàn cảnh của nàng và ca ngợi tình mẫu tử ở người phụ nữ này.
Thể hiện sự trân trọng, sẻ chia của tác giả với những người cùng khổ.
Lên án chế độ, sự bất công của xã hội Pháp đương thời, đầy rẫy nhưng bất công, ngang trái (qua các nhân vật vợ chồng Tê-nác-đi-ê, lũ chủ nợ,…)
a. Nội dung
b. Nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, sinh động.
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ.
04
CỦNG CỐ KIẾN THỨC – VẬN DỤNG
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” nằm trong tác phẩm nào? Của ai?
A. “Tôi yêu em” của Puskin
C. “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân
B. “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ
D. “Những người khốn khổ” của V. Huy-gô
Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?
A. Giăng Van-giăng
C. Phăng-tin
B. Cô-dét
D. Gia-ve
Câu 3: Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai
D. Ngôi thứ tư
Câu 4: Đoạn mở đầu trong văn bản “Tấm lòng người mẹ” dự báo điều gì về cuộc đời của Phăng-tin?
A. Một cuộc đời ấm êm, hạnh phúc, giàu sang và sung sướng.
C. Một cuộc sống vương giả, đầy quyền lực.
B. Một cuộc sống bất hạnh, khốn cùng, khổ cực, đau đớn.
D. Một cuộc đời lẫy lừng của người anh hùng sẵn sàng đấu tranh vì mọi người.
Câu 5: Nhan đề “Tấm lòng người mẹ” hé mở điều gì về nội dung của đoạn văn bản?
A. Người mẹ giàu có luôn đáp ứng mọi mong muốn của đứa con.
C. Người mẹ thương con, hi sinh mọi thứ để con có cuộc sống tốt hơn.
B. Người mẹ độc ác, bỏ mặc con cho kẻ khác nuôi để chạy theo những phù phiếm, sa hoa.
D. Người mẹ dã man ngày đêm tìm cách ruồng bỏ con.
Câu 6: Ý Phăng-tin đã bán những gì để có tiền lo cho con?
A. Bán tóc, bán răng, bán sức lao động, bán thân.
C. Mở nhà hàng cầm cố đồ đạc cho khách vãng lai.
B. Bán quần áo, trang sức và những phụ kiện đắt đỏ
D. Mở xưởng sản xuất bán hàng để dành tiền cho con.
Câu 7: Phăng-tin mong muốn gì sau khi chị giàu có?
A. Đi du lịch vòng quanh thế giới và sống cuộc đời sa hoa.
C. Đón Cô-dét về sống cùng mình và chăm sóc con bé tử tế.
B. Mua sắm hàng hiệu, thỏa mãn đam mê của một phu nhân giàu có.
D. Trở về quê hương mở trang trại và sản xuất nông sản.
Câu 8: Với Phăng-tin, Cô-dét có ý nghĩa như thế nào?
A. Là đứa con đen đủi, gây ra biết bao tai họa cho mình.
C. Là một món nợ mà tay người yêu đã để lại sau khi vui chơi qua đường rồi bỏ mặc Phăng-tin.
B. Là ánh sáng hi vọng, tình yêu và sự thiện lương trong cuộc đời tăm tối của nàng.
D. Là một minh chứng cho quá khứ đen tối mà Phăng-tin muốn quên đi.
Câu 9: Phăng-tin hiện lên qua đoạn trích là một người phụ nữ như thế nào?
A. Người phụ nữ nhẹ dạ, bất hạnh, yêu thương con và giàu đức hi sinh.
C. Người phụ nữ dở hơi, điên dại, không bình thường.
B. Người phụ nữ nhỏ nhen, nham hiểm, luôn tìm cách hãm hại người khác.
D. Người phụ nữ hư hỏng, ăn chơi, trác táng.
Câu 10: Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” làm sáng lên giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đó là giá trị nào?
A. Thương cảm trước số phận khổ đau, nghiệt ngã của mẹ con Phăng-tin.
C. Lên án, tố cáo xã hội khốn nạn lúc bấy giờ đã đẩy con người vào bước đường tăm tối.
B. Trân trọng những phẩm chất cao đẹp của người mẹ khốn khổ bị dồn vào bước đường cùng nhưng vẫn cố gắng hết sức để chăm lo cho đứa con gái tội nghiệp của mình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 1: Trình bày chủ đề chính và một số chủ đề phụ (nếu có) của đoạn trích “Tấm lòng người mẹ”.
Câu 2: Phân tích đoạn trích Tấm lòng người mẹ (trích “Những người khốn khổ”) của Vích-to Huy-gô.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Chủ đề chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây