Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Bài 3 Văn bản 3: Mấy ý nghĩ về thơ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 Văn bản 3: Mấy ý nghĩ về thơ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 3: LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

VĂN BẢN 3: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Tác giả của văn bản Mấy ý nghĩ về thơ là ai?

  1. Nguyễn Đình Thi
  2. Trần Hữu Ước
  3. Phan Đình Diệu
  4. Nguyễn Khoa Điềm

 

Câu 2: Sáng tác nào không phải của Nguyễn Đình Thi?

  1. Xung kích
  2. Người chiến sĩ
  3. Vỡ bờ
  4. Máu và hoa

Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất về Nguyễn Đình Thi?

  1. Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hà Nội, là nhạc sĩ, nhà thơ, diễn viên điện ảnh nổi tiếng.
  2. Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hà Nội, là nhạc sĩ, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học đã có những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền văn học cách mạng Việt Nam.
  3. Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hồ Chí Minh, là nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng với rất nhiều giải thưởng danh giá.
  4. Nguyễn Đình Thi (1934- 2003) quê ở thành phố Hải Phòng, là nhạc sĩ, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học đã có những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền văn học cách mạng Việt Nam.

Câu 4: Sáng tác của Nguyễn Đình Thi bao gồm những thể loại nào?

  1. Kịch, phê bình văn học, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.
  2. Kịch, phê bình văn học.
  3. Thơ, tiểu luận
  4. Phê bình văn học, truyện ngắn.

Câu 5: Văn bản Mấy ý nghĩ về thơ thuộc thể loại nào?

  1. Tiểu thuyết
  2. Truyện ngắn
  3. Tiểu luận
  4. Phê bình văn học

Câu 6: Mấy ý nghĩ về thơ in trong tập nào?

  1. Sóng reo
  2. Mấy vấn đề văn học
  3. Công việc của người viết tiểu thuyết
  4. Trong cát bụi

Câu 7: Tên các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi bao gồm:

  1. Xung kích, Người chiến sĩ, Mấy vấn đề văn học, Bài thơ Hắc Hải, Con nai đen, Vỡ bờ.
  2. Xung kích, Mây đầu ô, Lão Hạc, Bài thơ Hắc Hải, Con nai đen, Vỡ bờ.
  3. Máu và hoa, Người chiến sĩ, Mấy vấn đề văn học, Bài thơ Hắc Hải, Con nai đen, Vỡ bờ.
  4. Tôi và chúng ta, Máu và hoa, Xiềng xích, Con nai đen, Bài thơ Hắc Hải.

Câu 8: Trong phần 1 tác giả muốn trình bày quan niệm gì về thơ?

  1. Thơ là những cái gì đó trau chuốt đẹp đẽ nhất trong cuộc sống con người.
  2. Thơ là sự trần trụi bóc trần cái xấu xa của cuộc sống.
  3. Thơ không đơn thuần là  những cái “lấp lánh” xa rời thực tế mà còn bao gồm cả những thứ “đời” nhất.
  4. Thơ là những ước vọng, mộng tưởng của người viết tự tưởng tượng ra.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Câu hỏi tu từ “Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?” có mục đích gì?

  1. Để triển khai hàng loạt quan điểm phía sau.
  2. B. Tăng tính hấp dẫn cho văn bản.
  3. Thu hút sự chú ý của người đọc.
  4. Thể hiện sự tinh tế của tác giả nhằm triển khai những suy nghĩ của mình.

Câu 2: Theo tác giả làm thơ có nghĩa là gì?

  1. Là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói tức là chữ để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường.
  2. Là việc diễn tả suy nghĩ của nhà thơ.
  3. Là việc tác giả thể hiện suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình.
  4. Là một phần nhỏ của kết quả sáng tạo

Câu 3: Nội dung chính của đoạn thứ 2 trong văn bản là gì?

  1. Là khái niệm về thơ là gì?
  2. Là nguồn gốc của những rung cảm trong thơ.
  3. Là quan điểm về làm thơ của tác giả, cũng như những đầu mối của thơ.
  4. Nói đến khái niệm “hình ảnh” trong thơ.

Câu 4: Theo tác giả để hiểu được thơ là vấn đề của?

A.Ngôn ngữ

  1. Hình ảnh
  2. Tâm hồn
  3. Hoàn cảnh

Câu 5: Trong phần 3 tác giả cho rằng tư tưởng của thơ xuất phát từ đâu?

  1. Cảm xúc
  2. Cuộc sống
  3. Hình ảnh
  4. Ngôn ngữ

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Trong phần 4 người viết chuyển sang bàn luận về khía cạnh nào của thơ?

  1. Cảm xúc của người viết
  2. Tiếng và chữ trong thơ
  3. Hình ảnh trong thơ
  4. Tư tưởng của thơ

Câu 2:  Theo tác giả sự khác nhau giữa thơ và văn xuôi là gì?

  1. Thơ là sự hoàn hảo tuyệt đối còn văn xuôi thì không.
  2. Văn xuối yêu cầu sự toàn bích còn thơ thì không cần vì nó là cảm xúc của mỗi người. Mà cảm xúc thì không có thước đo.
  3. Thơ là cảm xúc chân thực còn văn xuôi có thể hư cấu được.
  4. Thơ tuân thủ theo nhịp vần còn văn xuôi thì không cần.

Câu 3: Trong phần 5 tác giả nêu quan niệm thế nào về vần và các khía cạnh hình thức khác trong thơ:

  1. Luật lệ của thơ, âm điệu đến vần đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ nhưng không phải thiếu nó thì trận đánh nhất định thua. Thiếu võ khí ấy tuy trận đánh gay go thêm nhưng người làm vẫn có thể thắng.
  2. Luật lệ của thơ, âm điệu đến vần đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơthiếu nó người viết nhất định sẽ bại trận.
  3. Luật lệ của thơ, âm điệu đến vần đều là những thứ chiếm vị trí nhỏ trong tay người làm thơ.
  4. Luật lệ của thơ, âm điệu đến vần đều là những võ khí không quan trọng trong tay người làm thơ.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Theo tác giả kỉ luật trong nghệ thuật là gì?

  1. Là sự trói buộc, lề lói định sẵn bên ngoài.
  2. Là sự tự kiểm soát, tự chủ từ bên trong sự sáng tác mà ra.
  3. Là sự tuân thủ tuyệt đối các quy luật bằng trắc vần điệu trong thơ.
  4. Không có tính kỉ luật nào cả.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay