Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Bài 3 Văn bản 1: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 Văn bản 1: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 3: LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
VĂN BẢN 1: NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Văn bản Nhìn về vốn hóa văn dân tộc của ai?
- Nguyễn Huy Tưởng
- Nguyễn Huy Thiệp
- Trần Định Hượu
- Nguyễn Minh Châu
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất về tác giả Trần Đình Hượu?
- Trần Đình Hượu (1926 – 1995) quê ở Nghệ An, là chuyên gia nghiên cứu tư tưởng phương Đông, văn hóa, văn học Việt Nam thời trung đại và giai đoạn giao thời.
- Trần Đình Hượu (1926 – 1995) quê ở Nghệ An, là chuyên gia nghiên cứu tư tưởng phương Đông, văn hóa, văn học Việt Nam thời cận đại và giai đoạn giao thời.
- Trần Đình Hượu (1936 – 1995) quê ở Hà Tĩnh, là chuyên gia nghiên cứu tư tưởng phương Đông, văn hóa, văn học Việt Nam thời trung đại và giai đoạn giao thời.
- Trần Đình Hượu (1925 – 1996) quê ở Hải Dương, là chuyên gia nghiên cứu tư tưởng phương Đông, văn hóa, văn học Việt Nam thời trung đại và giai đoạn giao thời.
Câu 3: Tác phẩm nào không phải là của Trần Đình Hượu?
- Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930
- Nho gióa và văn học Việt Nam trung cận đại 1995
- Đến hiện đại từ truyền thống
- Các bài giảng về tư tưởng văn học Việt Nam
Câu 4: Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc trích từ tiểu luận nào?
- Bàn về văn học Việt Nam
- Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc
- Các bài giảng về tư tưởng phương Đông
- Đến hiện đại từ truyền thống
Câu 5: Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc trích từ phần mấy của tiểu luận?
- Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
Câu 6: Tiểu luận Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc công bố vào năm nào?
- 1984
- 1985
- 1986
- 1987
Câu 7: Xác định vấn đề nghị luận của văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc?
- Vấn đề văn học Việt Nam thời điểm giao thời.
- Vấn đề văn hóa của dân tộc.
- Vấn đề văn học Việt Nam giai đoạn hiện đại.
- Vấn đề văn học Việt Nam dưới cái góc nhìn văn hóa
Câu 8: Theo tác giả thì trong lịch sử dân tộc ngành văn hóa nào trở thành đài danh dự, thu hút, quy tự cả nền văn hóa?
- Văn chương
- Âm nhạc
- Triết học
- Không có một ngành nào
PHÂN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Theo tác giả thì người Việt Nam quan niệm thế nào về vấn đề của cải vật chất?
- Của cải vật chất luôn là ưu tiên số 1 của đời sống con người. Vì không có tiền sẽ không thể làm gì được.
- Của cái vẫn chất chỉ là thứ yếu cốt lõi là giá trị tinh thần.
- Của cái vẫn được quan niệm là của chung giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được.
- Của cải không phải tất cả nhưng nếu không có của cải thì chẳng thể làm được gì.
Câu 2: Cũng theo tác giả điều mà con người Việt Nam mong muốn là gì?
- Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn co no đủ, sống thanh nhàn, thong thả có đông con người cháu, ước mong về hạnh phúc thiết thực an phận thủ thường.
- Mong sẽ có sức khỏe để có thể sống lâu hưởng tất cả những điều tốt đẹp.
- Mong sẽ có được thật nhiều tiền để có thể thực hiện tất cả các nguyện vọng của bản thân cũng như của người thân yêu.
- Mong quyền cao chức trọng để người đời nể trọng, có thể chỉ tay mà sai người khác.
Câu 3: Theo tác giả con người được ưa chuộng là con người nào?
- Con người có học vấn uyên thâm
- Con người đức cao vọng trọng
- Con người có công với đất nước
- Con người hiền lành tình nghĩa
Câu 4: Tại sao trong tâm trí nhân dân chỉ có Thần và Bụt mà không có Tiên?
- Vì họ không biết đến Tiên.
- Vì trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt không có thần Tiên.
- Vì Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu người còn Tiên nhiều phép lạ ngao du ngoài thế giới xa lạ.
- Vì Tiên thì không có thật
Câu 5: Người Việt Nam không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Sự khôn khéo được biểu hiện thế nào?
- Là khôn lỏi luôn biết giữ phần của mình mà không cần quan tâm đến người khác ra sao.
- Là ăn cỗ đi trước lộ nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình gỡ được tình thế khó khăn.
- Là luôn biết nhường nhịn với người khác dù mình có thiệt cũng cam chịu.
- Là việc không bao giờ biết tranh giành ganh đua với ai.
PHẦN 3: VẬN DỤNG
Câu 1: Theo tác giả tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là gì?
- Là sự thiết thực linh hoạt, dung hòa.
- Là sự bon chen và luôn muốn mình phải hơn người.
- Là sự đấu tranh để trở thành người mạnh nhất.
- Là sự đố kị lẫn nhau.
Câu 2: Văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng như thế nào từ văn hóa?
- Ảnh hưởng của Nho giáo
- Văn học nhuốm màu Phật giáo về sự luân hồi, chuyển kiếp, về nghiệp quả.
- Tư tưởng Lão – Trang để lại dấu vết trong văn học.
- Đạo giáo đã tác động mạnh mẽ đến văn học nước nhà.
PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Tinh thần văn hóa Việt Nam đã tác động như thế nào đến quan điểm ngoại giao của Việt Nam?
- Chính sách ngoại giao cứng rắn.
- Chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng không lệ thuộc. Luôn biết dung hòa giữa cái mới và cái cũ. Hòa nhập chứ không hề hòa tan.
- Cự tuyệt hoàn toàn những cái mới.
- Thẳng thắn, trắng đen rõ ràng.
Câu 2: Những thao tác nghị luận nào được sử dụng trong văn bản trên?
- Chứng minh, bình luận
- Bác bỏ, giải thích
- So sánh, phân tích
- Giải thích, so sánh
Câu 3: Khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam tác giả đã bộc lộ thái độ như thế nào?
A.Phê phán gay gắt
- Nghiêm túc và kĩ càng
- Dửng dưng thờ ơ
- Nửa vời
=> Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc