Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Bài 3 Thực hành tiếng Việt: Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 Thực hành tiếng Việt: Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 3: LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỖI LOGIC, CÂU MƠ HỒ VÀ CÁCH SỬA
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Biểu hiện của các câu mắc lỗi logic là gì?
- Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
- Câu có cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến những cách hiểu nghĩa khác nhau.
- Câu bị diễn giải đa nghĩa.
- Câu bị diễn giải bâng quơ.
Câu 2: Để sửa lỗi câu mơ hồ bạn cần làm gì?
- Phải xác định được ý cần biểu đạt.
- Đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
- Đầu tiên bạn nên xác định ý cần biểu đạt sau đó đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
- Cần nắm bắt được ý của người viết.
Câu 3: Xác định lỗi logic của câu sau: “Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, Vội vàng của Xuân Diệu như một bản tuyên ngôn về cách sống của cái tôi cá nhân”.
- Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
- Có sự mẫu thuẫn giữa các ý trong câu.
- Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.
- Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau
Câu 4: Xác định lỗi logic của câu sau: “Loan không thích nghệ thuật, vì cô ấy không biết làm thơ.”
- Có sự mẫu thuẫn giữa các ý trong câu.
- Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau
- C. Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
- Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.
Câu 5: Phân tích loại lỗi mà câu sau đây mắc phải: “không chỉ say mê làm thơ, ông tôi còn rất thích sáng tác bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát”
- Câu trên đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng. Thơ đã bao gồm các thể thơ song thất lục bát và lục bát rồi.
- Câu có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng. Gộp 2 đối tượng thơ và thể thơ làm một làm câu mất đi sự tương thích.
- Có sự mâu thuẫn giữa các ý trong câu, thể thơ không thể đi cùng với song thất lục bát và lục bát
- Sai cách dùng cụm từ liên kết, không chỉ.... còn
Câu 6: Khi sửa lỗi câu bị mắc lỗi logic cần lưu ý điều gì?
- Cần nắm bắt trường nghĩa của các từ.
- Cần nắm bắt đúng điều người viết muốn biểu đạt để chọn hướng sửa phù hợp.
- Cần xác định đúng đối tượng mà người viết muốn hướng đến.
- Cần xác định đúng văn cảnh để sửa cho phù hợp.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Câu nào sau đây mắc lỗi mơ hồi về nghĩa:
- Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng
- Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
- Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
- Ai đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.
Câu 2: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước.
- Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng, kịp thời mà nên tiến hành từ trước.
- Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Đã nói kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó, hoặc nếu đã nói lẽ ra phải tiến hành từ trước đó thì không thể cho là kịp thời.
- Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.
- Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.
Câu 3: Xác định lỗi của câu sau: Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết.
- Lỗi câu sai logic
- Lỗi câu mơ hồ
- Lỗi thiếu chủ ngữ
- Lỗi thiếu vị ngữ.
Câu 4: Câu thơ nào sau đây không mắc lỗi mơ hồ:
- Anh mang tình em đi
Qua những đèo lẻ nắng
Những sống trưa không đò
Nhữn đường mưa ngầm trắng.
- Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng
- Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan
- Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Nêu cách hiểu chính xác nhất của câu sau: “Trong vườn hoa cúc nở rộ rực một màu vàng”
- Trong vườn một màu vàng là hoa cúc.
- Trong vườn hoa cúc nở một màu vàng rực.
- Hoa cúc nở rộ một màu vàng rực trong vườn.
- Hoa cúc vàng một màu nở rộ trong vườn.
Câu 2: Nêu cách hiểu đúng nhất của câu sau: Doanh nghiệp làm ăn có lãi rất nhiều.
- Số lượng doanh nghiệp làm ăn có lãi là rất nhiều.
- Doanh nghiệp làm ăn thu được rất nhiều lãi.
- Doanh nghiệp này thu được rất nhiều lãi.
- Doanh nghiệp có lãi rất nhiều vì làm ăn.
Câu 3: Câu “Giải bài không được xem đáp án” được hiểu theo nghĩa nào đúng nhất?
- Giải bài không được thì xem đáp án.
- Giải bài tuyệt đối không được xem đáp án
- Giải bài không được thì nên xem đáp án.
- Giải bài được thì xem đáp án.
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Sửa lại câu sau để chỉ hiểu được 1 nghĩa: Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu.
- Bầu trời xanh ngắt một màu in bóng xuống dòng sông.
- Dòng sông xanh ngắt một màu phản chiếu hình ảnh bầu trời.
- Dòng sông in bóng bầu trời xanh ngắt một màu.
- Bầu trời in bóng xuống dòng sông xanh ngắt một màu.
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Thực hành tiếng Việt Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa