Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Bài 1 Văn bản 2: Nỗi buồn chiến tranh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1 Văn bản 2: Nỗi buồn chiến tranh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

VĂN BẢN 2: NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Ai là tác giả của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tránh?

  1. Bảo Ninh
  2. Vũ Trọng Phụng
  3. Trần Đăng Khoa
  4. Tố Hữu

 

Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về tác giả Bảo Ninh?

  1. Bảo Ninh sinh năm 1952 tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, quê tỉnh Quảng Ninh.
  2. B.Bảo Ninh sinh năm 1952 tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, quê tỉnh Quảng Bình.
  3. Bảo Ninh sinh năm 1951 tên khai sinh là Hoàng Văn Phương, quê tỉnh Quảng Ngãi.
  4. Bảo Ninh sinh năm 1950 tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, quê tỉnh Quảng Trị.

Câu 3: Tác phẩm đánh dấu bước chân của Bảo Ninh trong làng văn Việt Nam là:

  1. Nỗi buồn chiến tranh
  2. Lan man trong lúc kẹt xe
  3. Trại bảy chú lùn
  4. Chuyện xưa kết đi, được chưa?

Câu 4: Ban đầu Nỗi buồn chiến tranh được đặt với nhan đề là gì?

  1. Thân phận của tình yêu
  2. Nỗi buồn của chiến tranh
  3. Nỗi buồn người ở lại.
  4. Một đi không trở lại.

Câu 5: Nỗi buồn chiến tranh thuộc thể loại nào?

  1. Kịch
  2. Truyện ngắn
  3. Phóng sự
  4. D. Tiểu thuyết

Câu 6: Bảo Ninh hoàn thành Nỗi buồn chiến tranh vào năm?

  1. 1985
  2. 1986
  3. 1987
  4. 1988

Câu 7: Nhân vật chính trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là ai?

  1. Nhân vật Phương
  2. Người đàn bà câm
  3. Nhân vật Kiên
  4. Nhân vật Hòa

Câu 8: Phần 2 của đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh được trích từ đâu của cuốn tiểu thuyết?

  1. Phần giữa cuốn tiểu thuyết
  2. Trang cuối cuốn tiểu thuyết
  3. Những trang đầu tiên của cuốn tiểu thuyết
  4. Những dòng tâm sự ngoài lề của tác giả.

Câu 9: Những địa danh nào được nhắc đến trong ký ức của nhân vật Kiên?

  1. Cánh Bắc, Ngọc Bơ Rây, Truông Gọi Hồn.
  2. Cánh rừng Tây Bắc, Truông Gọi Hồn, Sông Thạch Hãn.
  3. Khe Giao, Côn Lĩnh, Nậm Na.
  4. D.Ngọc Bơ Rây, Thiên Cầm, Pác Pó.

Câu 10: Kiên đã sống trong trạng thái như thế nào khi bị kí ức chiến tranh khuấy đảo?

  1. Đau đớn và sợ hãi tột cùng.
  2. Hồn xiêu phách lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn.
  3. Thấp thỏm, lo âu.
  4. Kinh sợ, hãi hùng và rồi quằn quại vì đau đớn.

II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)

Câu 1: Điều gì để lại ấn tượng nặng nề nhất trong ký ức của Kiên?

  1. Trận tử chiến Truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh.
  2. Cái chết đau đớn của những người đồng đội anh.
  3. Xung kích của hàng trăm trái đạn pháo dội cấp tập xuống đơn vị của anh.
  4. Cuộc chia ly đẫm nước mắt cùng mối tình đầu của mình.

Câu 2: Tên tiểu đoàn mà Kiên từng đóng quân?

  1. 17
  2. 27
  3. 37
  4. 47

Câu 3: Kiên đã tìm ra được cuộc đời mới của mình là:

  1. Là cuộc đời của những năm tháng tuổi thơ
  2. Là cuộc đời đã qua là tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi buồn đau chiến tranh
  3. Là cuộc sống trong tâm tưởng, suy nghĩ tự Kiên xây nên
  4. Là cuộc sống mà Kiên hằng mơ ước khi còn trẻ

Câu 4: Dưới tác động của kí ức, kết cấu cuốn tiểu thuyết mà Kiên đang viết phát triển theo hướng nào?

  1. Tác phẩm giống như một thước phim quay chậm tất cả sự việc hiện lên theo thứ tự trước sau.
  2. Tiểu thuyết của Kiên dầy lên và dần đến đoạn kết và ngày càng hoàn chỉnh.
  3. Tiểu thuyết của Kiên dầy lên và dần đến đoạn kết, song đồng thời cũng mỗi ngày thêm dang dở.
  4. Tiểu thuyết lộn xộn, không thể hình dung được.

Câu 5: Thái độ của người đời đối với việc Kiên biến mất?

  1. Sốt sắng đi tìm kiếm
  2. Lo lắng và sốt ruột
  3. Thờ ơ
  4. Qua lại thăm hỏi liên tiếp

Câu 6: Người kể chuyện đã gặp khó khăn gì khi đọc những trang bản thảo do Kiên để lại?

  1. Có  những trang đã bị mối xông, mờ nhoẹt.
  2. Có những trang đã bị đốt.
  3. C.Có những trang đã bị tác giả loại nhưng vẫn lẫn trong bản thảo.
  4. Bản thảo viết không theo một trình tự nào hết, mạch chuyện không ngừng bị đứt gãy.

Câu 7: Giữa người kể chuyện và Kiên có những điểm gì chung?

  1. Ý tưởng, hoàn cảnh
  2. Cảm giác, ước mơ
  3. Hoàn cảnh, số phận
  4. Nỗi buồn chiến tranh

Câu 8: Theo người kể chuyện điều tác gia thực sự của tác phẩm này muốn nói là gì?

  1. Cuộc đời dù đã bước qua chiến tranh bước qua những ngày tháng chém giết bạo lực nhưng cũng không sung sướng gì. Song vẫn là còn một cuộc đời đẹp đẽ nhất để hi vọng đó là đời sống hòa bình.
  2. Chúng ta sống không được quên đi quá khứ và luôn nhìn về nó để bước tiếp.
  3. Chúng ta cần sống một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc vì máu xương của biết bao nhiều đồng đội đã đổ xuống.
  4. Chúng ta phải sống không ngừng nghĩ về quá khứ về những đau thương đã qua. Nhắc lòng rằng đau thương chính là liều thuốc xoa dịu trái tim.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bút pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong Nỗi buồn chiến tranh?

  1. Đồng hiện
  2. Dòng ý thức
  3. Phúng dụ, huyền thoại
  4. Tượng trưng

Câu 2:  Theo người kể chuyện thì nhân vật Kiên đã sáng tác dựa trên cảm hứng chủ đạo là gì?

  1. Là sự rối bời
  2. Là sự lo lắng
  3. Là sự đau đớn
  4. Là sự đấu tranh nội tâm

Câu 3: Những từ ngữ nào nói đúng nhất trạng thái tâm lý thường trực của nhân vật Kiên?

  1. A.Hồn xiêu phách lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn.
  2. B. Lâng lâng, rạo rực
  3. C. Cảm giác hân hoan, sôi trào trong lồng ngực
  4. Đau đớn, khắc khoải khi nghĩ về quá khứ

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Sự thờ ơ của người đời đối với Kiên nói lên điều gì?

  1. A.Con người dễ quên đi những đau thương, mất mát dễ quên đi những con người đã làm lịch sử.
  2. Con người sống vô cảm và lạnh lẽo.
  3. Con người sống với nhau ích kỉ và nhạt nhòa
  4. Thể hiện sự vô trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

Câu 2: Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong Nỗi buồn chiến tranh?

  1. Tượng trưng
  2. Đảo ngược
  3. Một điểm tập trung
  4. Đồng hiện

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay