Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Bài 3 Văn bản 2: Năng lực sáng tạo
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 Văn bản 2: Năng lực sáng tạo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 3: LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
VĂN BẢN 2: NĂNG LỰC SÁNG TẠO
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)
Câu 1: Tác giả của văn bản Năng lực sáng tạo là ai?
- Phan Đinh Diệu
- Phan Đinh Tùng
- Vũ Trọng Phụng
- Trần Hữu Ước
Câu 2: Đoạn trích “Năng lực sáng tạo” trích từ cuốn nào?
- Một góc nhìn toán học
- Một góc nhìn sáng tạo
- Một góc nhìn của trí thưc
- Một khái niệm của sáng tạo
Câu 3: Phan Đinh Diệu là người có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nào?
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Toán học và Tin học
Câu 4: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về tác giả Phan Đinh Diệu?
- Phan Đinh Diệu (1936 – 2018) quê ở Hà Tĩnh, là nhà toán học xuất sắc am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học, có công đầu trong việc định hướng phát triển ngành Tin học tại Việt Nam.
- Phan Đinh Diệu (1936 – 2018) quê ở Hà Tĩnh, là nhà hóa học xuất sắc am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học, có công đầu trong việc định hướng phát triển ngành Tin học tại Việt Nam.
- Phan Đinh Diệu (1935 – 2016) quê ở Hà Nội, là nhà hóa học xuất sắc am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học, có công đầu trong việc định hướng phát triển ngành Tin học tại Việt Nam.
- Phan Đinh Diệu (1936 – 2018) quê ở Hà Tĩnh, là nhà báo xuất sắc am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học, có công đầu trong việc định hướng phát triển ngành Tin học tại Việt Nam.
Câu 5: Trong cuốn Một góc nhìn của trí thức, văn bản trên có nhan đề là gì?
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực sáng tạo: làm sao để có?
- Nguồn gốc của năng lực sáng tạo
- Năng lực sáng tạo: nguồn gốc và thực hành
Câu 6: Văn bản trên được in lại năm 2021 trong cuốn nào?
- Trên đường đến những chuẩn mực khoa học
- Trên đường chinh phục khoa học
- Trên đường chinh phục khả năng kì diệu của con người
- Bước tiến của tri thức
Câu 7: Theo tác giả thì sáng tạo có nghĩa là gì?
- Là hoạt động tinh thần riêng có của con người mà sản phẩm của nó thường là những phát minh hoặc phát hiện mới mẻ, độc đáo của tư duy và trí tưởng tượng.
- Là những phát minh độc đáo không giống ai đi ngược thời đại.
- Là những tìm tòi của các nhà khoa học mang ý nghĩa sống còn đối với 1 lĩnh vực nào đó.
- Là những đổi mới mang tính khoa học vượt trội cho một lĩnh vực nào đó.
Câu 8: Theo tác giả thì tính chất cốt yếu của kết quả sáng tạo là gì?
- Tính hấp dẫn
- Tầm quan trọng của sáng tạo
- Tính mới và tính độc đáo
- Tính phổ thông
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Trong bài viết tác giả cho rằng điều cốt lõi trong một tiến trình sáng tạo là gì:
- Việc xuất hiện của các ý tưởng
- Tên tuổi của tác giả
- Là thời gian
- Là kinh phí
Câu 2: Ý tưởng có vai trò như thế nào trong sáng tạo của con người?
- Là ánh chớp có thể bùng lên rồi vụt tắt
- Là cốt lõi trong một tiến trình sáng tạo
- Là một khía cạnh quan trọng nhưng chưa đủ để thành công
- Là một phần nhỏ của kết quả sáng tạo
Câu 3: Những ai có thể tham gia sáng tạo?
- Bác sĩ, giáo viên
- Văn nghệ sĩ
- Nhà khoa học
- Tất cả mọi người
Câu 4: Theo tác giả có mấy chìa khóa để phát triển năng lực sáng tạo của con người?
- 7
- 8
- 9
- 10
Câu 5: Cũng theo tổ chúc CoachVille thì yếu tố đầu tiên đóng vai trò quan trọng số 1 đối với việc phát triển năng lực sáng tạo cá nhân con người là:
- Người sáng tạo
- Ý tưởng
- Kinh phí
- Mục đích
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Theo tác giả bản chất chung của mọi hoạt động sáng tạo là gì?
- Là tìm kiếm cái mới, tri thức mới hay một cách vận dụng mới.
- Là tìm một giải pháp mới.
- Là tìm những đóng góp mới để giải quyết các vấn đề mà con người gặp phải trong cuộc sống.
- Là mang đến những sáng tạo mới
Câu 2: Ý nghĩa của việc sáng tạo là gì?
- Để khiến cả thế giới thừa nhận.
- Để thỏa mãn niềm vui của bản thân.
- Để kiếm thật nhiều tiền.
- Mong được vui hưởng chút hạnh phúc thầm lặng của một sự thỏa mãn tính thần của một đời sống có ý nghĩa.
Câu 3: Vai trò của năng lực sáng tạo trong nền kinh tế tri thức là:
- Là chìa khóa chính để đi vào tiến trình hội nhập.
- Là điều quan trọng nhưng chưa đủ để tiến vào quá trình hội nhập.
- Là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế tri thức.
- Không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Theo tác giả điều kiện phát triển năng lực sáng tạo của con người trong bối cảnh cuộc sống hiện tại là gì?
- Là sự tham gia đắc lực của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Là sự giao thoa của nhiều ý tưởng với nhau.
- Là sự hỗ trợ của kinh tế.
- Là sự kết hợp của nhiều nhà khoa học.
Câu 2: Thao tác nghị luận nào được sử dụng để làm nổi bật vấn đề năng lực sáng tạo của con người?
- Phân tích, giải thích
- Chứng minh
- Bác bỏ
- So sánh
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Năng lực sáng tạo (Trích – Phan Đình Diệu)