Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Bài 4 Thực hành tiếng Việt: Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4 Thực hành tiếng Việt: Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4: YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN KỂ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐIỂN CỐ TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản của người Việt có nguồn gốc từ đâu?

  1. Trung Quốc và từ văn học cổ nước ngoài.
  2. Ấn Độ và từ văn học cổ trong nước.
  3. Trung Quốc và từ văn học cổ trong nước.
  4. Nhật Bản và từ văn học cổ nước ngoài.

 

Câu 2: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

  1. Họ từ tên Hải.
  2. Vốn người Việt Đông.
  3. Đội trời đạp đất.
  4. Đội trời đạp đất ở đời.

Câu 3: Tác dụng của điển tích, điển cố là gì?

  1. Làm cho câu văn, câu thơ thêm hài hước, thú vị.
  2. Làm cho câu văn, câu thơ cô đúc, hàm súc, uyên bác, giữ cho lời văn sự trang nhã.
  3. Làm cho câu văn, câu thơ thêm dài, thêm hay.
  4. Làm cho câu văn, câu thơ cô đúc, hàm súc, uyên bác, tránh nói thẳng những điều thô tục, sỗ sàng, giữ cho lời văn sự trang nhã.

Câu 4: Đâu là dấu hiện nhận biết một điển tích, điển cố?

  1. Gắn với một sự kiện lịch sử.
  2. Gắn với một danh lam thắng cảnh.
  3. Gắn với một nhân vật lịch sử.
  4. Đằng sau là một câu chuyện hay sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó.

Câu 5: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

  1. Chín chữ, ba thu.
  2. Một ngày dài ghê.
  3. Chín chữ cao sâu.
  4. Ba thu dọn lại.

Câu 6: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Vân Tiên tả đột hữu xung

Khác gì Trương Tử mở vòng Đương Dương.

  1. Vân Tiên.
  2. Trương Tử mở vòng Đương Dương.
  3. Tả đột hữu xung.
  4. Vân Tiên tả đột hữu xung

Câu 7: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

  1. Nam tử còn vương nợ.
  2. Chuyện Vũ Hầu.
  3. Luống thẹn tai nghe.
  4. Công danh nam tử.

Câu 8: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Còn chi nữa cánh hoa tàn

Tơ lòng đã đứt, dây đàn Tiểu Lân.

  1. Cánh hoa tàn.
  2. Dây đàn Tiểu Lân.
  3. Tơ lòng đã đứt.
  4. Tơ lòng đã đứt, dây đàn Tiểu Lân.

Câu 9: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Lỡ làng nước đục bụi trong

Trăm năm để một tấm lòng từ đây.

  1. Nước đục bụi trong.
  2. Trăm năm để một tấm lòng.
  3. Lỡ làng.
  4. Một tấm lòng.

Câu 10: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Xắn tay mở khóa Động Đào

Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai.

  1. Lối vào Thiên Thai.
  2. Rẽ mây trông tỏ.
  3. Động Đào, Thiên Thai.
  4. Xắn tay mở khóa.

II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)

Câu 1: Câu thơ nào dưới đây chứa điển tích, điển cố?

  1. Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
  2. Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
  3. Trăm năm trong cõi người ta.
  4. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Câu 2: Giải thích điển cố được in đậm trong câu thơ dưới đây:

Non Yên dầu chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

  1. Là một ngọn núi ở phía Bắc Việt Nam.
  2. Là tứ núi Yên Nhiên ở vùng ngoại Mông, gắn với việc Đậu Hiến thời Hậu Hán đuổi giặc Thiều Vu lên núi Yên Nhiên liền khắc đá ghi công ở đó rồi trở về.
  3. Là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc gắn với công cuộc mở mang bờ cõi của Đại Thanh.
  4. Là ngọn núi nơi Khổng Tử thường đến ngắm cảnh.

Câu 3: Tìm điển tích, điển cố trong đoạn thơ sau:

Trộm nhớ thuở gây hình tạo hoá,

Vẻ phù dung một đoá hoa tươi.

Nụ hoa chưa mỉm miệng cười,

Gấm nàng Ban đã nhạt mùi thu dung.

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

  1. Gấm nàng Ban.
  2. Gây hình tạo hóa.
  3. Nụ hoa chưa mỉm miệng cười.
  4. Nhạt mùi thu dung.

Câu 4: Giải thích điển cố được in đậm trong câu thơ dưới đây:

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

  1. Bể dâu là một biến thể của điển cố nguyên gốc “thương hải tang điền”, chỉ sự thay đổi của cuộc đời. Điển này được mượn từ sách Liệt tiên truyện. 
  2. Bể dâu là một hồ nước, xung quanh trồng rất nhiều cây dâu, chỉ sự trôi nổi, lênh đênh.
  3. Bể dâu là một biến thể của điển cố nguyên gốc “thương hải tang điền”, chỉ sự mới mẻ, thay đổi của thiên nhiên, đất trời.
  4. Bể dâu chỉ sự lận đận, vất vả khi phải thay đổi môi trường sống của con người.

Câu 5: Điển cố nào dưới đây nói về địa thế núi non hiểm trở?

  1. Bách nhị sơn hải.
  2. Bách nhị sơn hà.
  3. Bát nhị sơn hà.
  4. Bách nhị hoặc bách nhị sơn hà.

Câu 6: Điển tích “cù lao chín chữ” có ý nghĩa gì?

  1. Là ơn nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ: sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc.
  2. Là chín vị anh hùng đã dũng cảm đối đầu với quân Tống để bảo vệ bờ cõi, non sông.
  3. Là chín đức tính tốt đẹp của con người cần phải tu dưỡng và rèn luyện.
  4. Là vùng đất nổi lên trong phạm vi lòng sông.

Câu 7: Tìm điển tích, điển cố trong đoạn thơ sau:

Tình cờ bắt gặp nàng đây,

Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần.

Để mà kết nghĩa tương thân,

Mai ngày chỉ Tấn, tơ Tần se duyên

(Ca dao)

  1. Kết nghĩa tương thân.
  2. Tơ Tần se duyên.
  3. Chỉ Tấn, tơ Tần.
  4. Tình cờ bắt gặp nàng đây.

Câu 8: Các tác phẩm mượn điển tích Ngưu Lang – Chức Nữ để thể hiện điều gì?

  1. Sự tốt đẹp trong tình yêu.
  2. Sự phản bội trong tình yêu.
  3. Sự cách trở trong tình yêu.
  4. Sự môn đăng hộ đối trong tình yêu.

Câu 9: Các tác phẩm mượn điển tích ông Tơ – bà Nguyệt để thể hiện điều gì?

  1. Thể hiện chuyện hôn nhân là do cha mẹ quyết định.
  2. Chuyện tình yêu, hôn nhân là do duyên số, được bề trên định đoạt.
  3. Tình yêu, hôn nhân là chuyện do ông Tơ – bà Nguyệt quyết định không thể làm trái lại.
  4. Tình yêu, hôn nhân chỉ là chuyện của hai người.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng nhất với điển tích, điển cố?

  1. Điển tích, điển cố thường là những câu dài, với tác dụng để làm phong phú nội dung biểu đạt.
  2. Thường được sử dụng để giúp tác phẩm thêm bác học, triết lý.
  3. Chỉ gói gọn trong một vài từ, nhưng vẫn có thể biểu đạt một nội dung phong phú, dẫn đến tính chất của điển cố là gợi mở và kích thích sự liên tưởng của độc giả. 
  4. Giúp đọc giả hiểu hơn chủ đề mà tác giả muốn đề cập đến.

Câu 2: Đâu là đặc điểm nổi bật nhất của điển tích, điển cố?

  1. Tính cô đọng, hàm súc.
  2. Tính hài hước, hóm hỉnh.
  3. Tính sâu sắc, nặng triết lý.
  4. Tính sáng tạo, mới mẻ.

Câu 3: Điển tích, điển cố thường được sử dụng trong giai đoạn văn học nào?

  1. Văn học hiện đại.
  2. Văn học hậu hiện đại.
  3. Văn học kháng chiến.
  4. Vănhọc trung đại.

Câu 4: Việc sử dụng điển tích, điển cố thể hiện điều gì?

  1. Thể hiện sự hiểu biết và sự vận dụng sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ xưa.
  2. Thể hiện sự mới mẻ, đổi thay của văn học.
  3. Thể hiện sự giao lưu văn hóa với các quốc gia.
  4. Thể hiện sự tụt hậu của văn học khi chỉ dùng những ngữ liệu cũ.

Câu 5: Theo em, giai đoạn suy tàn của điển cố trong sáng tác diễn ra khi nào?

  1. Khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  2. Trong giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc.
  3. Khi chữ Quốc ngữ xuất hiện, chữ Hán và chữ Nôm không còn được sử dụng nữa.
  4. Giai đoạn đất nước đổi mới năm 1986.
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là mục đích khi các nhà văn, nhà thơ mượn điển tích, điển cố vào trong sáng tác?

  1. Xây dựng hình tượng nhân vật.
  2. Miêu tả hoàn cảnh chính trị, xã hội đương thời.
  3. Giúp cho tác phẩm thêm hài hước, gây được tiếng cười.
  4. Bộc lộ chí hướng.

Câu 2: Theo em, đâu là tác dụng lớn nhất của việc sử dụng những điển tích, điển cố trong nền văn học Việt Nam là gì?

  1. Tăng cường sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia.
  2. Làm giàu, làm đẹp khả năng diễn đạt của ngôn ngữ dân tộc.
  3. Khiến tác phẩm càng thêm bác học, sâu sắc.
  4. Giúp tác giả và tác phẩm có sức sống lâu bền trong nền văn học Việt Nam.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay