Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 2: NHỮNG THẾ GIỚI THƠ
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THƠ
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)
Câu 1: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
- Nhân hóa
- Nói quá
- So sánh
- Hoán dụ
Câu 2: Khổ thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
- Đảo ngữ
- Điệp ngữ.
- Nói quá
- So sánh
Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
- Đối
- Đảo ngữ
- Điệp từ
- Ẩn dụ
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:
“Tiếng ghi ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghi ta ròng ròng
Máu chảy”
- Đảo ngữ
- Đối
- C. Điệp ngữ
- Nói mỉa
Câu 5: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
- Hoán dụ
- Ẩn dụ
- So sánh
- Nhân hóa
Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Lá vàng còn ở trên cây
Lá xanh rụng xuống trời ơi là trời”
- So sánh
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- Nhân hóa
Câu 7: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Gặp thời đổ điếu công thành dễ
Lỡ vận anh hùng hận xót xa
Phò chúa dốc lòng nâng trục đất,
Tẩy binh khôn lối kéo Ngân Hà”
- Biện pháp đảo ngữ.
- Biện pháp điệp từ.
- Biện pháp đối.
- Biện pháp nói giảm nói tránh.
Câu 8: Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng”
- So sánh.
- Ẩn dụ.
- Điệp cấu trúc.
- Đảo ngữ
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
- Nói giảm nói tránh
- Nói quá
- Nói mỉa
- Nghịch ngữ
Câu 2: Tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”
- Giảm đi sự đau thương mất mát của dân tộc trước sự ra đi của Bác Hồ.
- Khiến câu thơ trở nên trang trọng.
- Thể hiện sự đau đớn tột cùng của người dân VIệt Nam trước sự ra đi của Bác.
- Tình yêu thương của dân tộc Việt Nam dành cho Người Cha già kính yêu.
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng”
- Điệp ngữ
- Nói quá
- Liệt kê
- Nhân hóa
Câu 4: Xác định biện phap tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- Nhân hóa
- So sánh
Câu 5: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
- A. Nhân hóa
- B. Hoán dụ
- C. Nhân hóa
- D. Nói quá
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ sau:
“Trời thu thay áo mới
Trong biếc, nói cười thiết tha”
- Làm cho sự vật tưởng vô tri vô giác lại trở thành gần gũi hơn, trời thu khoác lên mình một diện mạo mới gợi ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
- Thể hiện sự hân hoan khi trời tiết sang thu.
- Thể hiện sự tiếc nuối mùa hạ đã qua đi.
- Sự chờ mong đón nhận tín hiệu của mùa thu.
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ sau:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
- Thể hiện sự lo lắng tột cùng của các chiến sĩ Tây Tiến khi đến với vùng đất Tây Bắc.
- Gợi tả sự dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng Miền Tây.
- Thể hiện sự nhỏ bé của con người so với cái bao la của trời đất.
- Thể hiện khát vọng được chinh phục những điều lớn lao trong vũ trụ.
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ sau:
“O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh kênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
- Nói quá.
- Tương phản.
- Nghịch ngữ.
- Nói mỉa.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm”
- So sánh
- Ẩn dụ
- Nhân hóa
- Hoán dụ
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng qua câu thơ sau:
“Đầu xanh có tội tình gì?
Má hồng đến quả nửa thì chưa thôi”
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- So sánh