Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 Đọc 1: Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya"

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9 Đọc 1: Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya". Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

VĂN BẢN 1: VẺ ĐẸP CỦA BÀI THƠ CẢNH KHUYA

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya thuộc kiểu văn bản nào?

  1. Văn bản thuyết minh.
  2. Văn bản tự sự.
  3. Văn bản nghị luận.
  4. Văn bản hành chính.

Câu 2: Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya là của ai?

  1. Trần Đình Sử.
  2. Chu Văn Sơn.
  3. Hoài Thanh.
  4. Lê Trí Viễn.

Câu 3: Đối tượng bàn luận của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya là gì?

  1. Bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
  2. Tác giả Hồ Chí Minh.
  3. Chùm thơ năm 1947 của Hồ Chí Minh.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Văn bản được chia làm mấy phần?

  1. 2 phần.
  2. 3 phần.
  3. 4 phần.
  4. 5 phần.

Câu 5: Phần 1 của văn bản là đoạn nào?

  1. Từ đầu đến …một cảnh khuya tao nhã.
  2. Từ đầu đến …đường viền rõ mồn một như cắt.
  3. Từ đầu đến …cảnh đẹp mênh mông của trời đất.
  4. Từ đầu đến …Cảnh vật như lắng suy.

Câu 6: Phần 2 của văn bản là đoạn nào?

  1. Từ Trên nền im lặng bao la ấy… đến …cảnh đẹp mênh mông của trời đất.
  2. Từ Trên nền im lặng bao la ấy… đến …một cảnh khuya tao nhã.
  3. Từ Trên nền im lặng bao la ấy… đến …đường viền rõ mồn một như cắt.
  4. Từ Trên nền im lặng bao la ấy… đến hết.

Câu 7: Phần 3 của văn bản là đoạn nào?

  1. Từ Trong không khí lắng sâu ấy của trời đất… đến hết.
  2. Từ Thiên nhiên và con người… đến hết.
  3. Từ Trên nền im lặng bao la ấy… đến hết.
  4. Từ Thế là hòa nhịp với âm thanh của suối… đến hết.

Câu 8: Nội dung phần 1 của văn bản là gì?

  1. Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh.
  2. Giới thiệu chùm thơ năm 1947 của Bác.
  3. Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.
  4. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảnh khuya.

Câu 9: Nội dung phần 2 của văn bản là gì?

  1. Phân tích, bình luận câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya.
  2. Phân tích, bình luận về bài thơ Cảnh khuya.
  3. Phân tích, bình luận câu thơ thứ hai bài thơ Cảnh khuya.
  4. Phân tích, bình luận hai câu thơ cuối bài thơ Cảnh khuya.

Câu 10: Nội dung phần 3 của văn bản là gì?

  1. Khái quát chủ đề bài thơ Cảnh khuya.
  2. Rút ra bài học lịch sử từ bài thơ Cảnh khuya.
  3. So sánh bài thơ Cảnh khuya với một số bài thơ khác trong chùm thơ năm 1947 của Bác.
  4. Khái quát ý nghĩa của bài thơ Cảnh khuya và khẳng định phong cách thơ Hồ Chí Minh.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Đọc đoạn trích phân tích, bình luận về vẻ đẹp của câu thơ đầu tiên trong bài thơ Cảnh khuya và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:

Câu 1: Yếu tố nghệ thuật nào trong câu thơ đầu tiên được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích?

  1. Hai âm thanh xuất hiện trong câu thơ: tiếng suối và tiếng hát.
  2. Biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong câu thơ.
  3. Hoàn cảnh tác giả viết nên câu thơ.
  4. Tâm trạng của tác giả được gửi gắm qua câu thơ.

Câu 2: Bằng chứng nào sau đây không được Lê Trí Viễn sử dụng để so sánh với câu thơ đầu tiên trong bài thơ Cảnh khuya?

  1. Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối.
  2. Thế Lữ so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền.
  3. Nguyễn Trãi ví tiếng suối là tiếng đàn cầm.
  4. Nguyễn Trãi cũng mang trong mình một sự nặng lòng với đất nước, nhân dân.

Câu 3: Tác dụng của việc sử dụng các bằng chứng để so sánh, liên hệ như vậy là gì?

  1. Thấy được mỗi nhà thơ có một phong cách riêng.
  2. Thấy được nét đặc sắc trong thơ Hồ Chí Minh.
  3. Thấy được sự giống nhau trong việc vận dụng các hình ảnh so sánh trong thơ của các thi sĩ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Tác giả cảm nhận vẻ đẹp câu thơ thứ 2 của bài thơ Cảnh khuya như thế nào?

  1. Phân tích, cảm nhận từng vế câu.
  2. Phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu.
  3. Hình dung, tưởng tượng ra không gian cảnh khuya mà câu thơ miêu tả.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Tác giả đã lí giải mối quan hệ giữa người và cảnh trong hai câu thơ cuối bài thơ Cảnh khuya là như thế nào?

  1. Người và cảnh tác động tương hỗ, đều làm tôn lên vẻ đẹp của nhau.
  2. Bức tranh không gian cảnh khuya làm nổi bật vị trí, tư thế ung dung, chủ động, thoải mái của con người.
  3. Sự xuất hiện của con người càng làm nổi bật sự tĩnh mịch, yên lặng của không gian cảnh khuya.
  4. Người và cảnh không có mối quan hệ gì với nhau.

Câu 6: Theo tác giả, hai câu thơ cuối đã làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn gì ở con người Hồ Chí Minh?

  1. Yêu thiên nhiên, yêu đất nước, dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng luôn mang một nỗi niềm về nước nhà.
  2. Yêu thiên nhiên, sự cảm nhận tinh tế về cảnh vật.
  3. Nỗi buồn, sự lo lắng cho vận mệnh của đất nước trong thời kì thực dân Pháp xâm lược.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Theo tác giả, bài thơ Cảnh khuya đã gợi ra sự cân bằng giữa những khái niệm nào?

  1. Thiên nhiên – con người.
  2. Nghệ sĩ – chiến sĩ.
  3. Truyền thống – hiện đại.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Bài thơ Cảnh khuya gợi ra đặc điểm gì trong phong cách thơ Hồ Chí Minh?

  1. Là sự đồng hiện của chất tình và chất thép.
  2. Là sự hòa quyện của nét truyền thống và hiện đại.
  3. A, B đúng.
  4. Chứa đựng sự am hiểu của Bác về nhiều lĩnh vực.

Câu 9: Tại sao tác giả Lê Trí Viễn viết Nhưng trong lúc cuộc kháng chiến còn chồng chất gian nan như năm 1947 mà nhìn ra ngay trong ấy những cái đẹp, cái vui,…?

  1. Vì lúc đó đang trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
  2. Vì lúc đó đang trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
  3. Vì lúc đó đất nước ta vừa gặp phải nạn đói khủng khiếp, đang trong giai đoạn xây dựng lại hoạt động sản xuất nên gặp rất nhiều khó khăn.
  4. A, C đúng.

Câu 10: Theo tác giả, điều gì ở câu thơ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà tạo nên điều đặc biệt?

  1. Câu thơ đã thể hiện con người chiến sĩ trong Bác.
  2. Câu thơ đã thể hiện nỗi nước niềm nhà luôn thường trực trong Bác.
  3. Chỉ có Bác mới có thể viết ra câu thơ như vậy một cách nhẹ nhàng nhất, thích hợp nhất và hồn nhiên nhất.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Không gian được miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya là ở đâu?

  1. Thủ đô Hà Nội.
  2. Hang Pác Bó.
  3. Điện Biên Phủ.
  4. Chiến khu Việt Bắc.

Câu 2: Bài thơ nào của Hồ Chí Minh có cùng hoàn cảnh sáng tác với bài thơ Cảnh khuya?

  1. Rằm tháng Giêng.
  2. Chiều tối.
  3. Tức cảnh Pác Bó.
  4. Đăng sơn.

Câu 3: Câu thơ nào sau đây có nét giống so với câu thơ Tiếng suối trong như tiếng hát xa trong bài thơ Cảnh khuya?

  1. Trong như tiếng hạc bay qua

     Đục như nước suối mới xa nửa vời.

        Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

     Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

(Truyện Kiều, Nguyễn Du).

  1. Côn Sơn suối chảy rì rầm

     Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

(Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi)

  1. Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền

        Êm như hơi gió thoảng cung tiên

(Tiếng gọi bên sông, Thế Lữ)

  1. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Hồ Chí Minh?

  1. Tuyên ngôn độc lập.
  2. Đường Kách mệnh.
  3. Việt Bắc.
  4. Nhật kí trong tù.

Câu 2: Chất thép trong các sáng tác của Hồ Chí Minh được thể hiện ở đâu?

  1. Nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
  2. Phong thái ung dung, tự chủ, dù trong hoàn cảnh mất tự do.
  3. Niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 Đọc 1: Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya"

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay