Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 Đọc 1: Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya"

Giáo án Bài 9 Đọc 1: Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya" sách Ngữ văn 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 Đọc 1: Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya"

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

..................................................

Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:

Số tiết : tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 9

- Nhận biết được đặc điểm hình thức (cách thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, …) và nội dung (mục đích, ý nghĩa, giá trị, …) của một văn bản nghị luận văn học; chỉ ra mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng

- Nhận biết và nêu tác dụng của các thành phần biệt lập trong câu; biết bổ sung thành phần biệt lập khi cần thiết

- Biết viết bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học

- Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm văn học

- Yêu thích tìm hiểu, khám phá các giá trị của tác phẩm văn học; trân trọng những sáng tạo nghệ thuật và có ý thức giữ gìn giá trị của những sản phẩm đó

 

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  :  VĂN BẢN 1: VẺ ĐẸP CỦA BÀI THƠ CẢNH KHUYA

(Lê Trí Viễn)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được đặc điểm hình thức (cách thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, …) và nội dung (mục đích, ý nghĩa, giá trị, …) của một văn bản nghị luận văn học; chỉ ra mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

- HS nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Yêu thích tìm hiểu, khám phá các giá trị của tác phẩm văn học; trân trọng những sáng tạo nghệ thuật và có ý thức giữ gìn giá trị của những sản phẩm đó

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Chuẩn bị (sgk, trang 82)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hiểu biết và ấn tượng của em về tác phẩm Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

- Trình bày những hiểu biết của em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya

- Điều gì để lại ấn tượng sâu sắc cho em sau khi đọc tác phẩm này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi

* Gợi ý tham khảo:

- Nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Hình ảnh thiên nhiên đẹp, gần gũi, bình dị

+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng

+ Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ,…

- Điều khiến em ấn tượng khi đọc tác phẩm này là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ; vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với dân, với nước.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em thân mến, chúng ta đã được tìm hiểu tác phẩm Cảnh khuya của Hồ Chí Minh trong bài 7. Ngày hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về Cảnh khuya, cụ thể là một khía cạnh của tác phẩm này thông qua văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya của tác giả Lê Trí Viễn

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được một số vấn đề liên quan đến cách xác định đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến cách xác định đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến cách xác định đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến phần kiến thức ngữ văn: Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được thể hiện như thế nào?  Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng

- Luận điểm gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp một cách hệ thống, hợp lí để giúp cho luận đề của văn bản được sáng rõ, thuyết phục. Ví dụ, trong văn bản “Chiều sâu của truyện Lão Hạc”, luận đề là “chiều sâu” (giá trị tiềm ẩn về tư tưởng và nghệ thuật) của tác phẩm đã nêu. Hệ thống luận điểm của văn bản này bao gồm: a) Nhà văn thông qua hoạt động giao tiếp (những cuộc trò chuyện) giữa các nhân vật để trực tiếp khắc hoạ tính cách nhân vật chính; b) Nhà văn thông qua nội dung các cuộc trò chuyện để gián tiếp thể hiện tình thế lựa chọn (giữa cái sống và cái chết) của lão Hạc

- Lí lẽ là những lẽ phải được lấy làm căn cứ để giải thích, làm rõ cho luận điểm. Để có sức thuyết phục, lí lẽ cần phải chặt chẽ, xác đáng. Bằng chứng là những ví dụ cụ thể về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ. Để có sức thuyết phục, bằng chứng cần phù hợp, tiêu biểu

Hoạt động 2: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về tác giả Lê Trí Viễn?

- Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya”

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Lê Trí Viễn (1919-2012) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xit trong nghiên cứu và đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị.

- Năm 1945 ông thi đỗ triết học chuyển sang dạy ở trường Khải Định (Huế)

- Năm 1946 ông tham gia vào kháng chiến chống Pháp

- Tác phẩm: Tìm hương trong văn Hồ Chí Minh (1986), Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng (1981), Đến với thơ hay (1977),…

b. Tác phẩm

- Trích trong tập “Đến với thơ hay”, NXB Giáo dục, 1997

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau:

+ Tác giả đã giới thiệu bài thơ bằng cách nào?

+ Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu để em có thể nhận ra nhanh nhất điều này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

Nhiệm vụ 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Trong phần này, tác giả tập trung phân tích điều gì?

+ Yếu tố nghệ thuật nào trong câu thơ đầu được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích?

+ Hãy chỉ ra một ví dụ thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung chính của một phần với lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong đó

+ Em hãy nêu nhận xét về tác dụng của cách bình luận thơ là so sánh sự thể hiện của tác giả này với tác giả khác về cùng một vấn đề trong phần (2) này

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya

- Tác giả đã giới thiệu bài thơ bằng cách giới thiệu xuất xứ - chùm thơ có chứa bài Cảnh khuya của Bác.

- Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” bàn về vẻ đẹp nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya. Ta dựa vào nhan đề và phần 1 của văn bản để nhận ra nhanh nhất điều này. Cụ thể:

+ Nhan đề: Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

+ Phần 1:

“Bài thơ Cảnh khuya nằm trong chùm thơ năm 1947 của Bác

Đêm đã khuya, núi rừng, chim muông từ lâu đã im lặng. Bản làng ở xa, cơ quan ở gần, từ lâu cũng đã ngủ yên. Đêm có trăng, sáng và mát. Gió cũng ngừng. Cây cối im lìm không động. Cảnh vật như lắng suy”

 

 

 

 

 

 

2. Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya

- Trong phần này, tác giả tập trung phân tích vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên trong câu thơ thứ nhất của bài Cảnh khuya.

- Yếu tố nghệ thuật: sự so sánh tiếng suối với tiếng hát trong câu thơ đầu được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích.

- Lí lẽ:

+ Câu thơ vang lên hai thứ tiếng: tiếng suối và tiếng hát.

+ Tiếng suối rất trong ấy văng vẳng mơ hồ như một tiếng hát từ xa vọng lại.

+ Dù sao đó vẫn là một hồi âm, một tưởng tượng mĩ lễ xứng đáng với một tâm hồn đẹp và một cảnh khuya tao nhã.

+ Dẫn chứng:

- Tác giả so sánh tiếng suối trong bài thơ Cảnh khuya với tiếng suối trong các bài thơ khác như tiếng suối trong bài Côn Sơn của Nguyễn Trãi, tiếng suối trong thơ của Bạch Cư Dị.

    So sánh tiếng suối trong bài thơ Cảnh khuya của Bác với tiếng suối trong bài thơ của Bạch Cư Dị, Thế Lữ và tiếng suối trong thơ của Nguyễn Trãi, tác giả đã làm nổi bật lên cái hay, cái đẹp của tiếng suối trong thơ của Bác. Nếu tiếng suối trong thơ của Bạch Cư Dị và Nguyễn Trãi nghe nhưng tiếng đàn, tiếng suối trong thơ Thế Lữ trong như nước ngọc tuyền thì tiếng suối trong thơ Bác lại là một tiếng hát, một tiếng hát trong trẻo, một tiếng hát như một hồi âm vọng về gợi lại trong kí ức.

=> Tiếng suối của Bác thể hiện một tâm hồn đẹp của người thi sĩ.

3. Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

GIÁO ÁN WORD BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: TRUYỆN

GIÁO ÁN WORD BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

GIÁO ÁN WORD BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỦ VÀ TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

GIÁO ÁN WORD BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

BÀI 6: TRUYỆN

BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRUYỆN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỦ VÀ TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay