Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 Đọc 2: Chiều sâu của truyện "Lão Hạc"

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9 Đọc 2: Chiều sâu của truyện "Lão Hạc". Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

VĂN BẢN 2: CHIỀU SÂU CỦA TRUYỆN LÃO HẠC

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là loại văn bản nghị luận nào?

  1. Văn bản nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
  2. Văn bản nghị luận văn học.
  3. Văn bản nghị luận về một hiện tượng xã hội.
  4. Văn bản nghị luận về một người nổi tiếng trong xã hội.

Câu 2: Vấn đề mà văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc bàn tới là gì?

  1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật lão Hạc trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.
  2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.
  3. Những biểu hiện của cái hay trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.
  4. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao.

Câu 3: Văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc có thể chia làm mấy phần?

  1. 3 phần.
  2. 2 phần.
  3. 4 phần.
  4. 5 phần.

Câu 4: Phần 1 của văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là đoạn nào?

  1. Từ đầu đến …liên kết các điểm nhìn khác.
  2. Từ đầu đến …từ điểm then chốt này.
  3. Từ đầu đến …cùng những hệ lụy của chúng).
  4. Từ đầu đến …một ưu thế của cây bút Nam Cao.

Câu 5: Phần 2 của văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là đoạn nào?

  1. Từ Như chúng ta thấy… đến …liên kết các điểm nhìn khác.
  2. Từ Như chúng ta thấy… đến …một ưu thế của cây bút Nam Cao.
  3. Từ Như chúng ta thấy… đến …thật hiện đại so với truyền thống.
  4. Từ Như chúng ta thấy… đến …từ điểm then chốt này.

Câu 6: Phần 3 của văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là đoạn nào?

  1. Từ Từ việc miêu tả hoạt động giao tiếp… đến hết.
  2. Từ Nói chung, truyện của Nam Cao… đến hết.
  3. Từ Nếu để ý kĩ… đến hết.
  4. Từ Thương thay! Để bảo toàn nhân cách của mình… đến hết.

Câu 7: Nhiệm vụ của phần 1 văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là gì?

  1. Phân tích cái hay đầu tiên trong truyện Lão Hạc đó là Nam Cao đã đưa hoạt động giao tiếp (câu chuyện giữa ông giáo và lão Hạc) trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp.
  2. Nêu vấn đề nghị luận: cái hay của truyện Lão Hạc.
  3. Giới thiệu, tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc.
  4. Giới thiệu về tác giả Nam Cao.

Câu 8: Nhiệm vụ của phần 2 văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là gì?

  1. Lần lượt phân tích, chứng minh, bình luận hai cái hay trong truyện Lão Hạc đã nêu ra ở phần 1.
  2. Phân tích cái hay thứ hai trong truyện Lão Hạc đó là Nam Cao đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc giữa sự sống và cái chết cùng những hệ lụy của chúng thông qua các cuộc trò chuyện giữa ông giáo và lão Hạc.
  3. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc.
  4. Khái quát về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao.

Câu 9: Nội dung phần 3 của văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc là gì?

  1. Khái quát giá trị hiện thực truyện ngắn Lão Hạc.
  2. Khái quát giá trị nhân đạo truyện ngắn Lão Hạc.
  3. Khái quát nghệ thuật viết truyện đầy tài hoa của Nam Cao.
  4. Rút ra đặc điểm xã hội, vẻ đẹp người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp thông qua truyện ngắn Lão Hạc.

Câu 10: Văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc do ai viết?

  1. Lê Trí Viễn.
  2. Trần Đình Sử.
  3. Chu Văn Sơn.
  4. Văn Giá.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Cách thức trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo thể hiện ở những yếu tố nào?

  1. Điệu bộ, cử chỉ.
  2. Giọng điệu, sự ngắt quãng.
  3. Tâm thế người nói và người nghe.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Cách thức trò chuyện được Nam Cao sử dụng có tác dụng gì?

  1. Bộc lộ nội dung tác phẩm.
  2. Nhân vật dần dần tự bộc lộ tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tính cách.
  3. Thấy được diễn biến phát triển tâm lí và tính cách của nhân vật.
  4. Thể hiện tài năng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao.

Câu 3: Theo người viết, Nam Cao đã khắc họa nhân vật lão Hạc trong những cuộc trò chuyện nào?

  1. Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với lão Hạc.
  2. Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với vợ của mình.
  3. Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với Binh Tư.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Thành công của nghệ thuật tự sự trong truyện Lão Hạc được Nam Cao thể hiện như thế nào?

  1. Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài tình huống gây hiểu lầm, rồi giải tỏa sự hiểu lầm ấy ở cuối cùng.
  2. Đặt nhân vật vào tình huống eo le, bất ngờ.
  3. Đặt nhân vật vào các cuộc đối thoại với các nhân vật khác.
  4. Trực tiếp bộc lộ số phận nhân vật.

Câu 5: Trong đoạn trích từ Như chúng ta thấy… đến …liên kết các điểm nhìn khác tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?

  1. Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với lão Hạc à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với vợ và với Binh Tư à Tác giả nhập vào vai “ông giáo” kể lại câu chuyện ở đầu tác phẩm.
  2. Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với lão Hạc à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với vợ à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với Binh Tư.
  3. Chi tiết tác giả nhập vào vai “ông giáo” kể lại câu chuyện ở đầu tác phẩm à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với lão Hạc à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với vợ và với Binh Tư.
  4. Chi tiết tác giả nhập vào vai “ông giáo” kể lại câu chuyện ở đầu tác phẩm àCuộc trò chuyện giữa ông giáo với lão Hạc à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với vợ à Cuộc trò chuyện giữa ông giáo với Binh Tư.

Câu 6: Luận điểm mà đoạn trích từ Từ việc miêu tả hoạt động giao tiếp của các nhân vật… đến …từ điểm then chốt này thể hiện là gì?

  1. Phẩm chất lương thiện, tình phụ tử thiêng liêng trong nhân vật lão Hạc.
  2. Những suy ngẫm về cuộc đời, số phận con người của nhân vật ông giáo.
  3. Sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết của lão Hạc.
  4. Cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của các nhân vật.

Câu 7: Những biểu hiện nào thể hiện cho sự lựa chọn cái chết của lão Hạc?

  1. Lão Hạc để cậu Vàng chết trước.
  2. Lão Hạc nhờ ông giáo giữ vườn của mình khỏi bị ai tranh chiếm
  3. Lão Hạc nhờ ông giáo cầm 30 đồng để cậy bà con lo ma cho lão.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Tác giả đã lí giải như thế nào về sự lựa chọn cái chết của lão Hạc?

  1. Chỉ có cái chết thì lão mới không phạm vào mảnh đất thiêng để dành cho con trai lão.
  2. Chỉ có cái chết thì lão mới cảm thấy đỡ ăn năn với cậu Vàng.
  3. Chỉ có cái chết thì lão mới có thể chấm dứt kiếp sống lay lắt, héo úa của mình.
  4. A, C đúng.

Câu 9: Từ những bằng chứng được dẫn ra trong đoạn trích từ Từ việc miêu tả hoạt động giao tiếp của các nhân vật… đến …từ điểm then chốt này, ta hiểu gì về tính cách nhân vật lão Hạc?

  1. Lão Hạc là con người nghèo khổ, bần cùng và làm liều.
  2. Lão Hạc là con người lương thiện, trong sạch và tấm lòng hi sinh cao quý.
  3. Lão Hạc là con người ích kỉ, không quan tâm đến mọi chuyện xung quanh.
  4. Lão Hạc là con người độc ác, giả dối, ham sống sợ chết.

Câu 10: Đoạn văn cuối cùng của văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc đã khẳng định điều gì?

  1. Khẳng định tài nghệ, tấm lòng của Nam Cao trong xây dựng tác phẩm Lão Hạc.
  2. Khẳng định cái hay của truyện ngắn Lão Hạc.
  3. Khẳng định giá trị nhân đạo, nhân văn còn ý nghĩa tới tận ngày nay của truyện ngắn Lão Hạc.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Thông qua truyện Lão Hạc, ta thấy được số phận của những người nông dân trong xã hội cũ là như thế nào?

  1. Cực khổ, nghèo túng, bất hạnh, bị đẩy vào con đường cùng cực.
  2. Cực khổ, nghèo túng, bất hạnh nhưng được soi sáng bằng lí tưởng cách mạng.
  3. Hạnh phúc, ấm no, đầy đủ.
  4. Khá giả, hạnh phúc, viên mãn bên gia đình.

Câu 2: Thông qua truyện Lão Hạc, ta thấy được tính cách của những người nông dân trong xã hội cũ là như thế nào?

  1. Là những người nông dân sống ích kỉ, bị tha hóa bởi hoàn cảnh xã hội đưa đẩy.
  2. Là những con người sống chỉ biết lừa lọc, lợi dụng người khác.
  3. Là những người nông dân hiền lành, lương thiện, cố gắng giữ mình trong sạch trong mọi hoàn cảnh.
  4. Là những người nông dân hiền lành, lương thiện nhưng dễ bị tha hóa do hoàn cảnh xã hội.

Câu 3: Tác phẩm nào sau đây không cùng chủ đề với tác phẩm Lão Hạc?

  1. Chí Phèo – Nam Cao.
  2. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.
  3. Tắt đèn – Ngô Tất Tố.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Các tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám của Nam Cao đều có đặc điểm chung nào sau đây?

  1. Mang chất thơ, chất trữ tình rõ rệt.
  2. Không gian trong các tác phẩm đều nhỏ bé, hạn hẹp.
  3. Kết thúc có hậu.
  4. Kết thúc không có hậu.

Câu 2: Trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao thường viết về chủ đề gì?

  1. Người nông dân nghèo và lí tưởng cách mạng.
  2. Người trí thức tiểu tư sản nghèo và cách mạng.
  3. Người nông dân nghèo và người trí thức tiểu tư sản nghèo.
  4. Người nông dân nghèo và cuộc kháng chiến của dân tộc.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 Đọc 2: Chiều sâu của truyện "Lão Hạc"

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay