Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Bài 10 Đọc 1: Bạn đến chơi nhà

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10 Đọc 1: Bạn đến chơi nhà. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10: CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI

VĂN BẢN 1: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ gì?

  1. Thất ngôn bát cú.
  2. Thất ngôn tứ tuyệt.
  3. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
  4. Ngũ ngôn bát cú.

Câu 2: Bài thơ Bạn đến chơi nhà do ai sáng tác?

  1. Nguyễn Du.
  2. Nguyễn Khuyến.
  3. Nguyễn Trãi.
  4. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài thơ là gì?

  1. So sánh, đối lập.
  2. Nhân hóa, đối lập.
  3. Liệt kê, đối lập.
  4. Liệt kê, ẩn dụ.

Câu 4: Bài thơ viết bằng chữ gì?

  1. Không rõ.
  2. Chữ quốc ngữ.
  3. Chữ Hán.
  4. Chữ Nôm.

Câu 5: Bài thơ được ngắt nhịp theo nhịp nào?

  1. 4/3.
  2. 3/4.
  3. 2/2/3.
  4. 3/2/2.

Câu 6: Bài thơ gieo vần ở những câu thơ nào?

  1. 1 – 2 – 3 – 4 – 5.
  2. 1 – 2 – 4 – 6 – 8.
  3. 1 – 2 – 4 – 5 – 8.
  4. 1 – 2 – 3 -5 – 8.

Câu 7: Bài thơ sử dụng thành ngữ nào?

  1. Vườn rộng rào thưa.
  2. Trẻ thời đi vắng.
  3. Ao sâu nước cả.
  4. Bầu vừa rụng rốn.

Câu 8: Sự đối lập trong bài thơ Bạn đến chơi nhà được thể hiện như thế nào?

  1. Không có người tiếp đón bạn từ xa đến chơi >< Có tình cảm chân thành, sâu sắc.
  2. Không có tình cảm, lòng nhiệt thành đón khách >< Có đầy đủ vật chất.
  3. A, B đúng.
  4. Không có vật chất >< Có tình cảm chân thành, tấm lòng hiếu khách.

Câu 9: Một bố cục thông thường của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì?

  1. 4 phần: đề, thực, luận, kết.
  2. 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp.
  3. 2 phần: 4 câu đầu, 4 câu cuối.
  4. Tùy ý lí giải của người đọc.

Câu 10: Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là?

  1. Thơ chữ Hán, câu đối.
  2. Thơ về làng quê, thơ trào phúng.
  3. Văn xuôi chữ Nôm.
  4. Thơ trào phúng.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Từ câu thơ thứ 2 đến câu thơ thứ 7, tác giả nói về sự thiếu thốn vật chất nhằm mục đích gì?

  1. Miêu tả cảnh nghèo của mình.
  2. Diễn đạt một cách hí hỏm tình cảm chân thành, sâu sắc.
  3. Thể hiện ý không muốn tiếp đãi bạn.
  4. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình.

Câu 2: Dòng nào sau đây là đúng khi nói về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?

  1. Tình bạn mưu lợi, vì mục đích cá nhân.
  2. Tình bạn nghèo nàn, thiếu thốn đủ đường.
  3. Tình bạn chân thành, thắm thiết, không màng tới vật chất.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  1. Niềm xấu hổ vì không có gì tiếp đãi khi bạn đến chơi nhà.
  2. Sự buồn bã vì nhà nghèo nên không thể tiếp đãi thịnh soạn khi bạn đến chơi nhà.
  3. A, B đúng.
  4. Niềm vui mừng, hân hoan khi bạn đến nhà chơi sau một khoảng thời gian dài.

Câu 4: Dòng nào sau đây là không đúng khi nhận xét về giá trị nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà?

  1. Giọng thơ buồn bã, trầm lắng thể hiện nỗi lòng của tác giả.
  2. Tình huống bất ngờ, thú vị.
  3. Giọng thơ chất phác, hồn nhiên nhưng ẩn chứa tình cảm ấm áp, chân thành.
  4. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học.

Câu 5: Cụm từ ta với ta ở cuối bài thơ đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách nào?

  1. Dùng từ đồng nghĩa.
  2. Dùng từ đồng âm.
  3. Dùng cách điệp âm.
  4. Dùng từ gần nghĩa.

Câu 6: Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

  1. Tự sự, biểu cảm.
  2. Tự sự, miêu tả.
  3. Miêu tả, biểu cảm.
  4. Miêu tả, thuyết minh.

Câu 7: Tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà là gì?

  1. Nhấn mạnh tình bạn chân thành, thắm thiết, gắn bó, vượt lên vật chất tầm thường của tác giả.
  2. Tạo sự hài hước, gây cười cho người đọc.
  3. Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Hình ảnh miếng trầu được nhắc đến trong bài thơ gợi cho chúng ta liên tưởng đến câu thành ngữ nào nói về phong tục trong tiếp khách của người dân Việt Nam?

  1. Miếng trầu là đầu câu chuyện.
  2. Trầu em trầu gói trong khăn/ Trầu gói trong áo, anh ăn sao đành.
  3. Đôi ta như trầu với cau/ Vừa vôi, môi đỏ tìm đâu cho bằng.
  4. Hai tay xách nước tưới trầu/ Trầu bao nhiêu lá dạ sầu bấy nhiêu.

Câu 9: Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về thơ văn của Nguyễn Khuyến?

  1. Thơ ông châm biếm, đả kích thực dân xâm lược và tầng lớp thống trị.
  2. Ông sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
  3. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình và bạn bè.
  4. Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh cuộc sống của những con người thuần hậu, chất phát mà khổ cực.

Câu 10: Nguyễn Khuyến xuất thân trong gia đình như thế nào?

  1. Gia đình quan lại.
  2. Gia đình sĩ phu yêu nước.
  3. Gia đình nhà nho nghèo.
  4. Gia đình quan chức công giáo.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Thể thơ của bài Bạn đến chơi nhà giống với tác phẩm nào sau đây?

  1. Nam quốc sơn hà.
  2. Sang thu.
  3. Qua đèo Ngang.
  4. Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi.

Câu 2: So sánh ý nghĩa cụm từ ta với ta ở bài thơ Bạn đến chơi nhà với ở bài thơ Qua đèo Ngang.

  1. Cả hai cụm từ đều thể hiện nỗi cô đơn, không có một ai chia sẻ nỗi niềm tâm sự.
  2. Cả hai cụm từ đều thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa hai người gần gũi.
  3. Ở bài thơ Bạn đến chơi nhà, cụm từ ta với ta chỉ sự cô đơn vì nhà thiếu thốn vật chất mà bạn không đến chơi. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, cụm từ ta với ta chỉ sự gắn bó của hai vợ chồng Bà Huyện Thanh Quan.
  4. Ở bài thơ Bạn đến chơi nhà, cụm từ ta với ta chỉ những người bạn rất thân thiết, tri âm tri kỉ. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, cụm từ ta với ta chỉ một người, là sự cô đơn không thể giãi bày, sẻ chia cùng ai.

Câu 3: Tại sao Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ?

  1. Vì ông đỗ đầu ba kì thi Hương, Hội, Đình.
  2. Vì ông 3 lần đi thi Hương đều đỗ đầu.
  3. Vì ông 3 lần đi thi Hội đều đỗ đầu.
  4. Vì ông 3 lần đi thi Đình đều không đỗ.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Ai là người bạn thân của Nguyễn Khuyến.

  1. Tú Xương.
  2. Cao Bá Quát.
  3. Nguyễn Đình Chiểu.
  4. Dương Khuê.

Câu 2: Arixtot đã nói: “Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa”. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào?

  1. Tình bạn vụ lợi, ích kỉ.
  2. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
  3. Tình bạn đầy toan tính.
  4. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 10 Đọc 1: Bạn đến chơi nhà

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay