Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời bài 1: Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ lục bát.
  2. Thơ sáu chữ.
  3. Thơ năm chữ.
  4. Thơ tự do.

Câu 2: Trong lời hát ru của mẹ, người con thấy những hình ảnh nào?

  1. Cánh cò trắng, dải đồng xanh.
  2. Hoa mướp vàng, con gà cục tác.
  3. Khóm trúc, lùm tre.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Chi tiết nào dưới đây miêu tả hình ảnh người mẹ?

  1. Lưng mẹ còng dần.
  2. Dáng mẹ thanh mảnh.
  3. Tóc mẹ đen nhánh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ở khổ thơ 4 và 5, hình ảnh nào được nhắc đến?

  1. Cánh đồng.
  2. Chiếc võng.
  3. Hạt gạo.
  4. Con trâu.

Câu 5: Khổ thơ thứ nhất đã sử dụng vần nào và đó là loại vần gì?

  1. Vần “ao” - vần cách.
  2. Vần “ai” - vần cách.
  3. Vần “ao” - vần liền.
  4. Vần “ai” - vần liền.

Câu 6: Người con đã bắt gặp tổng cộng bao nhiêu hình ảnh qua lời hát ru của mẹ?

  1. 9.
  2. 10.
  3. 11.
  4. 12.

Câu 7: Chiếc áo của mẹ được miêu tả có màu sắc nào?

  1. Màu đỏ.
  2. Màu nâu.
  3. Màu xanh.
  4. Màu đen.

Câu 8: Từ ngữ nào sau đây được sử dụng để miêu tả về cuộc đời của người mẹ?

  1. Khốn khó.
  2. Cay đắng.
  3. Không có.
  4. A và B đúng.

Câu 9: Cụm từ “Con nghe” được lặp lại mấy lần trong bài thơ?

  1. 1 lần.
  2. 2 lần.
  3. 3 lần.
  4. 4 lần.

Câu 10: Trong lời mẹ hát ru, người con nghe thấy những âm thanh nào?

  1. Tiếng suối chảy, tiếng gà gáy.
  2. Tiếng cối thập thình, tiếng gà gáy.
  3. Tiếng cối thập thình, sóng lúa dập dờn.
  4. Sóng lúa dập dờn, tiếng suối chảy.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

  1. Nghị luận.
  2. Tự sự.
  3. Thuyết minh.
  4. Biểu cảm.

Câu 2: Trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Nhân hóa.
  2. So sánh.
  3. Ẩn dụ.
  4. Hoán dụ.

Câu 3: Ở khổ thơ thứ hai, tại sao câu thơ “Con gà cục tác lá chanh” lại được đặt trong dấu ngoặc kép?

  1. Vì đó có thể là lời người mẹ thường hay nói.
  2. Vì đó là hình ảnh tác giả nhìn thấy khi viết bài thơ.
  3. Vì đó là tên một bài ca dao.
  4. Không giải thích được vì sao.

Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ 5 và 6 là?

  1. Điệp cú pháp.
  2. So sánh.
  3. Nói quá.
  4. Nói giảm nói tránh.

Câu 5: Những hình ảnh hiện lên qua lời hát ru của mẹ trong khổ thơ thứ 2 là những hình ảnh như thế nào?

  1. Xa lạ, không có ở làng quê.
  2. Bình dị, quen thuộc ở làng quê.
  3. Là những hình ảnh không có thật, do tác giả tưởng tượng ra..
  4. Tất cả đáp án đều đúng

III. VẬN DỤNG (06 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh người mẹ trong bài thơ hiện lên như thế nào?

  1. Người mẹ gắn bó, gần gũi với cuộc sống làng quê.
  2. Người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó.
  3. Người mẹ luôn muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của bài thơ?

  1. Bài thơ thể hiện ý nghĩa lời ru của mẹ, bộc lộ lòng biết ơn của nhà thơ đối với mẹ.
  2. Bài thơ miêu tả hình ảnh người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.
  3. Bài thơ khắc họa những năm tháng tuổi thơ của tác giả bên cạnh mẹ của mình.
  4. Bài thơ kể lại nội dung lời hát ru của mẹ.

Câu 3: Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị, ý nghĩa lời ru của mẹ?

  1. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao.
  2. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa.
  3. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào.
  4. Thương mẹ một đời khốn khó/ Vẫn giàu những tiếng ru nôi.

Câu 4: Biện pháp đối trong câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao” có tác dụng gì?

  1. Thể hiện tình thương của mẹ đối với con.
  2. Nhấn mạnh vào bước đi vội vã của thời gian lấy mất tuổi xuân của mẹ.
  3. Gợi sự xót xa của người con khi thấy mẹ ngày một già đi, đồng thời bộc lộ tình yêu cũng như lòng biết ơn của con đối với mẹ.
  4. Tất cả đều sai.

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Đọc 1: Trong lời mẹ hát

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay